'Đánh bay' cơn ho và tăng sức đề kháng cho bé trong mùa mưa với món yến chưng lê gừng

Chăm sóc con 20/07/2023 10:09

Đây là một món ăn rất bổ dưỡng giúp bồi bổ sức khỏe, đặc biệt bổ phổi và hô hấp, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

 

Nguyên liệu:

'Đánh bay' cơn ho và tăng sức đề kháng cho bé trong mùa mưa với món yến chưng lê gừng - Ảnh 1

+ 1 trái lê

+ 5gr yến khô hoặc 20gr yến tươi

+ 5gr đường phèn

Cách chưng:

- Yến ngâm cho nở đều

- Quả lê đem rửa sạch, cắt rời phần chóp trái, dùng muỗng để khoét bỏ phần ruột quả lê, khoét cẩn thận để tạo hình cái chén có thành khoảng 1cm, cẩn thận đừng làm thủng đáy. Phần ruột lê bạn cắt nhỏ hạt lựu để chưng cùng tổ yến hoặc cho vào chén nhỏ để chưng riêng với đường phèn và táo đỏ, tần dày lá…

- Tiếp theo đem cho yến vào trong trái lê đã khoét, 1 muỗng cà phê đường phèn và vài trái kỷ tử, lát gừng tươi, thêm một chút nước lọc và đậy nắp trái lê lại, cho trái lê vào chén và đặt vào sửng hấp hấp cách thủy 45 - 60 phút là được.

- Lê chưng xong cho liền vào tủ lạnh để sốc nhiệt cho sợi yến dai, ngon.

'Đánh bay' cơn ho và tăng sức đề kháng cho bé trong mùa mưa với món yến chưng lê gừng - Ảnh 2

Yến chưng trong trái lê khi ăn có vị ngọt thơm của lê, ăn rất ngon, nước lê tiết ra tạo nên món “ chè yến trái lê” có hương vị thượng hạng, khác biệt. Món tổ yến chưng đường phèn lê ngọt thích hợp cho cả trẻ nhỏ và người lớn, vừa có thể trị ho hiệu quả vừa có thể bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng giúp cơ thể lành bệnh mau hơn.

'Đánh bay' cơn ho và tăng sức đề kháng cho bé trong mùa mưa với món yến chưng lê gừng - Ảnh 3

'Đánh bay' cơn ho và tăng sức đề kháng cho bé trong mùa mưa với món yến chưng lê gừng - Ảnh 4

Theo báo Sức khỏe đời sống, trong trường hợp khi bé ho do cảm lạnh kèm sổ mũi, không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng bé vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường, không nôn, có thể theo dõi bé ở nhà. Nên chăm sóc bé bằng cách cho bé uống nhiều nước cam, chanh hoặc ăn trái cây tươi, nấu cháo hoặc súp để bé dễ ăn hơn và theo dõi nhiệt độ của bé.

Cần đưa bé đi đến cơ sở y tế khi: Trẻ ho đột ngột kèm co thắt, khò khè, hoặc thở rít, tím tái. Đây có thể là do trẻ bị dị vật đường thở, phải sơ cứu ban đầu và cho trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Ho kéo dài trong 1 tuần hoặc hơn mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Khi trẻ ho kèm nôn hoặc sốt cao 38,5 độ C trở lên, trẻ ho kèm khó thở, thở nhanh, nông, trẻ co giật hoặc li bì khó đánh thức, trẻ ho kèm thở mệt, cánh mũi phập phồng, co lõm ngực, Khi ho kèm theo tiết đờm nhớt nhiều... cũng cần được nhanh chóng đi gặp bác sĩ.

TIN MỚI NHẤT