8 Cách giải quyết tức thì cho trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi

Chăm sóc con 29/11/2019 16:45

Các vị phụ huynh đang lo lắng vì trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi nhiều? Những nguyên nhân cùng cách xử lý dưới đây sẽ vô cùng hữu ích cho các bạn đấy. Hãy tham khảo ngay để chăm sóc tốt hơn cho bé yêu nhà mình thôi.

Rất nhiều trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi thường xuyên khiến các bậc cha mẹ phải vô cùng lo lắng. Nếu bạn chưa hiểu rõ các nguyên nhân và cách chữa trị khi con mình gặp phải tình trạng này thì hãy tham khảo ngay những thông tin này nhé.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không?

Sôi bụng là một tình trạng phổ biến với các biểu hiện như: bụng sôi ùng ục, căng tròn, tức bụng. Tuy nó không gây ra những vấn đề quá nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng sẽ làm các bé khó chịu, quấy khóc, không chịu ăn thậm chí khi để lâu có khả năng kèm theo cả nôn ói.

Triệu chứng này đa số chỉ kéo dài một hoặc vài ngày rồi sẽ tự kết thúc, nhưng nếu nó diễn biến lâu hơn thì nên đưa bé tới bệnh viện để thăm khám tìm ra nguyên nhân. Các vị phụ huynh cũng nên tìm cách giảm thiểu triệu chứng sôi bụng để bé sớm khỏe mạnh và vui vẻ trở lại.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi có nguy hiểm?

Ngoài các biểu hiện như đầy hơi, căng tròn bụng thì chứng sôi bụng cũng có thể đi kèm cùng hiện tượng xì hơi. Các cặp phụ huynh hoàn toàn có thể phát hiện ra thông qua các tiếng động và mùi mà bé sản xuất ra. Theo các thống kê về y học, trong số các trẻ sơ sinh có tới 30% đã từng hoặc thường xuyên bị sôi bụng, xì hơi. Do đó, bạn không cần quá sợ hãi khi bé bị như vậy, hãy tham khảo những nguyên nhân và cách giảm thiểu bên dưới để hiểu rõ vấn đề hơn.

Tre so sinh bi soi bung va xi hoi: 8 cach giai quyet tuc thi 7
Bị sôi bụng, đầy bụng và xì hơi khiến bé rất khó chịu - Ảnh minh họa: Internet

Lý do trẻ sơ sinh hay bị sôi bụng và xì hơi

Không dung nạp lactose

Đối với trẻ sơ sinh, các bé sẽ sử dụng chủ yếu sữa mẹ hoặc các loại sữa công thức được bày bán ngoài thị trường. Hệ tiêu hóa của một số bé có thể không dung nạp được hành phần lactose trong các loại sữa này. Vì thế xuất hiện tình trạng sôi bụng, đầy hơi, xì hơi do các rối loạn trong quá trình hấp thụ. Để giải quyết vấn đề liên quan tới không dung nạp lactose, các vị phụ huynh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ dinh dưỡng sớm nhất nếu không các chứng sôi bụng của bé hoàn toàn có thể lặp lại thường xuyên.

Chế độ dinh dưỡng của mẹ không hợp lý

Nếu mẹ ăn các thức ăn khó tiêu hóa hoặc những thực phẩm sinh hơi có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bé khi bú sữa mẹ. Nhất là khi các mẹ sử dụng các loại đồ ăn quá cay nóng, đồ ăn lạ hoặc các loại thức ăn không hợp với hệ tiêu hóa non nớt của bé. Vì vậy nên cẩn thận trong cả các quá trình ăn uống của bản thân.

Cho trẻ bú sai tư thế

Hệ tiêu hóa của các bé sơ sinh còn rất yếu ớt. Những tư thế bú sai làm sữa chảy vào hệ tiêu hóa gặp vấn đề, hoặc khiến bé hít phải nhiều khí trong quá trình bú cũng vô tình khiến trẻ bị sôi bụng, đầy hơi và xì hơi. Vậy nên các cặp phụ huynh nên tham khảo những cách cho bé bú khoa học để hạn chế tình trạng này.

Tre so sinh bi soi bung va xi hoi: 8 cach giai quyet tuc thi
Cần tìm hiểu để cho trẻ bú thật đúng cách - Ảnh minh họa: Internet

Ép trẻ bú quá no

Bú quá no cũng là một nguyên nhân gây ra sôi bụng, đầy hơi, xì hơi. Vì khi các vị phụ huynh ép bú phải bú quá nhiều, hệ tiêu hóa sẽ bị quá tải gây ra những vấn đề rối loạn. Nên không phải cứ cho bé bú thật nhiều là tốt mà chỉ cho bé ăn thật vừa phải và thật hợp khoa học thì sẽ có ích hơn.

Bé bú sữa ngoài sớm

Với trẻ em sơ sinh, sữa mẹ luôn là tốt nhất cho sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Trừ những trường hợp bất đắc dĩ các mẹ không thể cho bé bú được mới nên cho bé bú sữa ngoài sớm, còn nếu không nên hạn chế. Vì sữa ngoài có thể không thích hợp với hệ tiêu hóa non nớt của bé, hoặc bé khó làm quen được với loại sữa này khiến tình trạng sôi bụng, đầy hơi xuất hiện nhiều.

Cách chữa trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Massage vùng bụng

Bạn đặt bé nằm ngửa thật thỏa mái, dùng tay xoa bụng bé dọc theo chiều kim đồng hồ, chú ý xoa ở phần đường ruột chứ đừng xoa ở lồng ngực. Xoa nhẹ nhàng đều đặn trong khoảng 3-5 phút sẽ giúp giảm thiểu tình trạng này, khiến bé đẩy bớt hơi ra khỏi bụng và bụng bớt sôi chướng hơn.

Tre so sinh bi soi bung va xi hoi: 8 cach giai quyet tuc thi 1
Massage bụng giúp giảm sôi bụng, đầy hơi - Ảnh minh họa: Internet

Sử dụng men vi sinh

Khi các bé bị đầy bụng, có thể sử dụng men vi sinh để giải quyết vấn đề này. Theo các nghiên cứu khoa học, men vi sinh có chứa rất nhiều lợi khuẩn giúp cân bằng môi trường trong đường ruột, hỗ trợ điều trị các rối loạn tiêu hóa và cải thiện tình trạng đầy bụng, đầy hơi hiệu quả. Tuy nhiên hiện này có rất nhiều loại men vi sinh được bày bán trên thị trường nên các mẹ cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng trước khi quyết định sử dụng.

Ngừng sử dụng sữa chứa lactose

Nếu hệ tiêu hóa của bé không dung nạp lactose, cần ngừng sử dụng các loại sữa có chứa chất này. Thay vào đó, các mẹ nên chọn các loại sữa thân thiện với hệ tiêu hóa hơn. Điều đó sẽ giúp cải thiện tình trạng đầy bụng, xì hơi do ứ đọng lactose trong quá trình tiêu hóa gây nên.

Không cho bé dùng sữa ngoài quá sớm

Nếu bạn không có lý do bất đắc dĩ thì không nên cho bé dùng sữa ngoài quá sớm. Hãy cho bé bú sữa mẹ đến khi hệ tiêu hóa bớt nhạy cảm hơn, hoặc ít nhất cho bé bú mẹ trong năm đầu sau sinh. Phương pháp này sẽ hạn chế các vấn đề dị ứng hoặc không quen với sữa ngoài gây rối loạn tiêu hóa.

Tre so sinh bi soi bung va xi hoi: 8 cach giai quyet tuc thi 3
Ngừng sử dụng sữa công thức chứa lactose - Ảnh minh họa: Internet

Đổi tư thế để bé dễ xì hơi hơn

Khi bé bị sôi bụng, đầy bụng, lượng hơi tích trữ trong hệ tiêu hóa sẽ khiến bé vô cùng khó chịu. Vậy nên bạn nên đổi bé qua một vài tư thế dễ dàng cho việc thải hơi như: Để bé nằm dựa vào vai, vỗ nhẹ hoặc xoa nhẹ ở phần lưng để kích thích quá trình ợ hơi ở bé. Cho bé nằm ngửa, gập hai đầu gối bé thành góc 90 độ và giữ một lúc để bé dễ xì hơi hơn.

Không cho bé bú quá no

Ép bé bú quá no không phải là cách để bé mau lớn hay khỏe mạnh, có thể hành động này sẽ khiến hệ tiêu hóa của bé bị quá tải. Vì vậy bạn nên cho bé bú vừa phải, không bú quá no một lúc. Nếu bé nhanh đói thì hãy chia ra làm nhiều lần bú rải rác trong ngày, như vậy sẽ cải thiện tình trạng đầy hơi, sôi bụng của bé hiệu quả.

Đặt đầu bé cao hơn khi bú bình

Khi bé bú bằng bình, các mẹ nên để đầu bé cao hơn một chút để tránh tình trạng ói sữa, ọc sữa hoặc khó hấp thụ sữa. Kê cao đầu giúp bé dễ bú và lượng sữa chảy vào hệ tiêu hóa cũng được điều chỉnh hợp lý hơn. Do đó, các bậc cha mẹ nên chú ý tới cả những chi tiết nhỏ như thế này nữa.

Tre so sinh bi soi bung va xi hoi: 8 cach giai quyet tuc thi 5
Gập chân giúp bé dễ xì hơi hơn - Ảnh minh họa: Internet

Đi khám

Hầu hết những nguyên nhân gây ra chứng sôi bụng, đầy hơi, xì hơi ở bé không phải là những vấn đề quá nghiêm trọng. Nhưng nếu tình trạng này diễn ra quá nhiều và quá lâu thì bạn nên đưa bé tới các trung tâm y tế để tìm hiểu rõ vấn đề và giải quyết thật tận gốc. Đồng thời các bác sĩ cũng có thể tư vấn giúp bạn đâu là cách để phòng tránh, giảm thiểu hiện tượng này.

>>> Xem thêm:

- Hay bị ợ hơi và xì hơi phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên ăn gì?

Chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sữa mà các bé bú. Và trong các tháng đầu loại thức ăn mà bé dùng chủ yếu là sữa mẹ, vì vậy nếu sữa mẹ không tốt hoàn toàn có thể khiến cho bé gặp các vấn đề về sức khỏe. Với tình trạng sôi bụng, đầy hơi, xì hơi ở các bé chúng tôi khuyên bạn nên cân nhắc những loại thực phẩm sau đây để cải thiện hiệu quả:

  • Hạn chế những thức ăn quá nhiều dầu mỡ, cay nóng vì sẽ khiến quá trình tiêu hóa của cả mẹ và bé gặp khó khăn hơn.
  • Không ăn những loại thực phẩm dễ gây ra đầy hơi sôi bụng như súp lơ, bắp cải, các loại đậu, hành tây,…
  • Không ăn các trái cây giàu fructose gồm đào, táo, lê, mận, dưa hấu,…
  • Không dùng các loại đồ uống có ga, có cồn và chất kích thích.
Tre so sinh bi soi bung va xi hoi: 8 cach giai quyet tuc thi 8
Nên tìm cách chữa trị hiệu quả để bé sớm thỏa mái hơn - Ảnh minh họa: Internet

Trên đây là những nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này các vị phụ huynh đã có thêm những kiến thức hữu ích để chăm sóc tốt cho bé yêu nhà mình.

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra bọt có phải nhiễm khuẩn đường ruột?

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra bọt có thể xuất phát do nhiễm khuẩn đường ruột và rất nhiều nguyên nhân nghiêm trọng, đừng chủ quan mà bỏ qua những thông tin sau.

TIN MỚI NHẤT