Mệt mỏi vì con khủng hoảng tuổi lên 3, đây là 6 cách giúp mẹ “sống sót” qua giai đoạn khó khăn này

Bài học làm mẹ 09/01/2020 13:00

Nếu không có bí kíp đối phó, mẹ sẽ rất mệt mỏi, đau đầu với giai đoạn dở dở ương ương này của con.

Những mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp cho cả mẹ và con vượt qua giai đoạn "khủng hoảng tuổi lên 3".

1. Ít quát mắng và hãy yêu thương nhiều hơn

Trong giai đoạn "khủng hoảng tuổi lên 3", trẻ có rất nhiều hành vi tiêu cực như khóc lóc, ăn vạ, ích kỷ, thậm chí đánh trả bố mẹ.

Nhiều bậc phụ huynh không giữ được bình tĩnh trong những tình huống này và la hét, quát mắng lại con. Đây là hành động không nên bởi nếu cả mẹ lẫn con đều mất bình tĩnh thì mọi chuyện sẽ càng rối ren hơn.

Mệt mỏi vì con khủng hoảng tuổi lên 3, đây là 6 cách giúp mẹ “sống sót” qua giai đoạn khó khăn này - Ảnh 1

Theo nghiên cứu của Giáo sư Joan Luby tại Đại học Washington, Mỹ, nếu trong giai đoạn này, con được bố mẹ dạy dỗ tích cực sẽ làm tăng kích thước của một số vùng nhất định trong não bộ. Vì vậy, bố mẹ hãy thật bình tĩnh, khoan dung và yêu thương nhiều hơn để tốt cho con.

2. Hòa mình với con

Cách quan trọng nhất để nuôi dưỡng một đứa trẻ giàu cảm xúc là bố mẹ phải biết hòa mình vào với con. Bố mẹ cần biết được con đang cần gì, muốn gì tại bất kỳ thời điểm nào.

Nói một cách đơn giản, bố mẹ đặt mình vào vị trí của con và tìm cách phù hợp để con đạt được mong muốn. Nếu con cư xử chưa đúng, mẹ hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân.

Mệt mỏi vì con khủng hoảng tuổi lên 3, đây là 6 cách giúp mẹ “sống sót” qua giai đoạn khó khăn này - Ảnh 2

Chẳng hạn như con không thích mặc áo ấm khi trời đang lạnh. Hãy lắng nghe lý do của con, sau đó mẹ mới có thể tìm giải pháp phù hợp. Khi hiểu được nguyên nhân hành động, mẹ có thể đáp ứng nhu cầu, đồng thời tạo được sự phát triển tốt hơn cho con trong tương lai.

3. Quan tâm đến con từ những điều nhỏ nhất

Nếu con đột nhiên giành điện thoại hoặc phá quấy khi mẹ đang bận việc thì có nghĩa, con đang cần đến mẹ.

Khi thấy con đang tìm cách thu hút sự chú ý, mẹ hãy tạm dừng việc đang làm và dành cho con chỉ vài giây thôi cũng được. Hãy nhìn vào mắt con, hỏi han và thực sự lắng nghe câu trả lời của con.

Mệt mỏi vì con khủng hoảng tuổi lên 3, đây là 6 cách giúp mẹ “sống sót” qua giai đoạn khó khăn này - Ảnh 3

Sau đó, mẹ hãy tìm cách đánh lạc hướng con thật khéo léo. Nếu con đập đồ chơi hoặc la hét tức là con đang muốn ra ngoài chơi. Lúc đó, mẹ có thể cho con ra ngoài sân để vận động, còn mình tiếp tục làm công việc đang dang dở.

4. Hãy ôm con thật nhiều mỗi ngày

Những đứa trẻ trong giai đoạn "khủng hoảng tuổi lên 3" cần được mẹ thể hiện tình yêu thương mỗi ngày. Một cái ôm ấm áp sẽ khiến con thấy mình được quan tâm hơn hay dễ dàng bình tâm lại khi đang nổi nóng.

Dù có bận rộn thế nào, mẹ cũng hãy dành ít phút để ôm ấp và nói những lời yêu thương với con nhé.

Mệt mỏi vì con khủng hoảng tuổi lên 3, đây là 6 cách giúp mẹ “sống sót” qua giai đoạn khó khăn này - Ảnh 4

5. Hãy cho con những chỉ dẫn rõ ràng

Mẹ hãy đề ra một bộ quy tắc trong gia đình và yêu cầu con làm theo. Chẳng hạn như nói nhẹ nhàng, không cáu gắt và không được đánh người khác.

Nếu con tuân thủ theo, mẹ hãy dành những lời khen hay phần thưởng để con có động lực cư xử đúng đắn. Bên cạnh đó, khi mắng hoặc phạt con, mẹ cần hành động một cách nhất quán.

Ví dụ lần đầu mẹ nhắc con không được vứt giày lung tung thì lần thứ 2 mẹ phải nhắc tiếp chứ không cất giúp con. Nếu tình trạng tiếp diễn thì mẹ đưa ra hình phạt.

Mệt mỏi vì con khủng hoảng tuổi lên 3, đây là 6 cách giúp mẹ “sống sót” qua giai đoạn khó khăn này - Ảnh 5

6. Mẹ hãy quan tâm đến bản thân mình

Đôi khi mẹ sẽ mệt mỏi, kiệt sức vì những trò phá quấy của con. Những lúc này, thay vì cố gắng gượng, mẹ hãy nhờ người thân trong gia đình giúp đỡ trông con và dành vài phút để nghỉ ngơi, thư giãn.

Một bản nhạc du dương hay một cuốn sách hay có thể khiến mẹ bớt stress rất nhiều.

Dạy con kiểu không dạy, bố Hải Phòng hãnh diện khoe 2 bé lớp 6, lớp 8 tự kiếm được tiền nhờ làm thêm, cơm nước cực đảm đang

Vào ngày nghỉ, anh Nguyễn Quốc Việt đã cho 2 con ra ngoài đường đứng bơm xe thuê kiếm tiền. Theo anh, đây là 1 cách để các bé tự lập.

TIN MỚI NHẤT