Xây dựng chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường thế nào là hợp lý?

Vào bếp 28/10/2019 15:04

Thông thường chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường type 1 hoặc type 2 cần có sự theo dõi và bác sĩ để có thể tìm ra thực phẩm phù hợp với những người đang gặp tình trạng này. Tuy nhiên, với những người tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng, đang điều trị tại nhà, bạn có thể lưu ý những vấn đề sau để có thể xây dựng chế độ ăn uống hợp lý.

Nguyên tắc về chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường

Việc xây dựng chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường không có nghĩa là phải kiêng khem quá nghiêm ngặt. Trên thực tế, bạn có thể cân bằng bữa ăn, lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe trong khi vẫn bao gồm những loại thực phẩm yêu thích. Theo các chuyên gia, carbohydrate tuy có chứa đường, tinh bột có thể khiến cho lượng đường trong máu tăng cao, nhưng bạn vẫn có thể chọn các thực phẩm này như một phần trong kế hoạch cân bằng bữa ăn.

Che do an kieng cho nguoi tieu duong 1
Xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường điều quan trọng đó là cần phải theo dõi lượng carbohydrate - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường điều quan trọng đó là cần phải theo dõi lượng carbohydrate tổng trong mỗi bữa ăn. Nhu cầu carbohydrate thay đổi dựa theo nhiều yếu tố, trong đó bao gồm mức độ hoạt động và thuốc, ví dụ như insulin. Thông thường, trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường tuýp 2 các chuyên gia dinh dưỡng sẽ hướng dẫn lượng carbohydrate cần nạp vào cơ thể cụ thể để đáp ứng tốt nhu cầu với một người. Tuy vậy, nguyên tắc chung là mọi người nên tuân theo hướng dẫn không nên nạp quá ¼ lượng carbs tinh bột trong mỗi bữa ăn.

Có thể nói, chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường đó là nên ăn một số thực phẩm nhất định và hạn chế các món ăn nhiều đường để kiểm soát hàm lượng đường trong máu. Một chế độ ăn uống nhiều rau, trái cây, nạp protein tốt mang lại kết quả tuyệt vời. Chìa khóa trong chế độ ăn uống của người bị tiểu đường đó là:

  • Ăn nhiều hoa quả, rau củ
  • Ăn lượng vừa đủ protein nạc
  • Chọn những thực phẩm có chứa ít đường
  • Tránh các chất béo chuyển hóa

Bị tiểu đường nên ăn gì?

Người mắc bệnh tiểu đường cần phải biết nên bổ sung thực phẩm nào cho phù hợp. Theo đó, các loại phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường gồm:

Các loại đường bột

Các loại cốc còn nguyên hạt, đậu đỗ, gạo vẫn còn vỏ cám, củ quả... được nấu bằng cách hấp, luộc hay nướng không khói, nên hạn chế tối đa chế biến thức ăn bằng việc rán hay xào...Những loại củ như: khoai, sắn cũng cung cấp nhiều tinh bột, vì thế nếu bị mắc tình trạng tiểu đường thì nên giảm dùng các loại thực phẩm này.

Nguoi mac benh tieu duong nen an ngu coc 2
Các loại cốc còn nguyên hạt tốt cho người bị tiểu đường - Ảnh minh họa: Internet

Các loại thịt cá

Trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường nên ăn nhiều cá, thịt trắng, thịt gia cầm và bỏ da, bỏ mỡ.. thực phẩm cũng nên được chế biến hạn chế dầu mỡ, gia vị, thay vào đó nên hấp, luộc hay áp chảo để loại bớt mỡ.

Chất béo và đường

Các loại thực phẩm có chất chứa béo không bão hòa nên được ưu tiên vào trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường như: dầu đậu nành, dầu cá, dầu olive, vừng...

Rau các loại

Người mắc bệnh tiểu đường nên bổ sung nhiều rau vào trong thực đơn thông qua những cách chế biến đơn giản như: ăn sống, luộc, trộn salad, không nên sử dụng nhiều sốt có chứa chất béo.

Nguoi mac benh tieu duong nen bo sung nhieu rau 3
Người mắc bệnh tiểu đường nên bổ sung nhiều rau - Ảnh minh họa: Internet

Trái cây

Người bị tiểu đường cần tăng cường trái cây tươi nhưng không nên chế biến hay cho thêm kem, sữa…. Các loại trái cây có lượng đường thấp (GI), tốt cho người mắc tiểu đường có thể kể đến như: táo, cam, dâu tây, mận. Các loại trái cây như bưởi, chanh, cam, ổi, táo... có thể ăn nhiều.

Người tiểu đường không nên ăn hoa quả gì? Trái cây hầu hết đều thực phẩm tốt cho sức khoẻ nhưng không phải loại trái cây nào cũng phù hợp với người bị tiểu đường,. Vậy người bị tiểu đường không nên ăn trái cây gì? chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường nên hạn chế một số cây như nho, chuối, xoài, mãng cầu, sầu riêng, vải, mít nhãn .... bởi chúng có chứa hàm lượng đường cao, có thể ăn nhưng nên dùng với số lượng hạn chế. Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người bị tiểu đường không nên ăn những loại trái cây quá chín vì lượng đường trong trái cây khi đó lên cao nhất.

Phân chia tỷ lệ nhóm thực phẩm cho người bị tiểu đường

Theo nghiên cứu từ Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ giữa những thành phần sinh năng lượng trong mỗi bữa ăn của người mắc bệnh tiểu đường được xác định cụ thể như sau sẽ tốt cho ổn định, điều trị bệnh:

Nhóm Protein

Lượng protein trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường nên đạt 1- 1,2 g/kg/ngày với người lớn, nghĩa là tỷ lệ này nên đạt một lượng tương đương 15- 20% năng lượng trong khẩu phần.

Nhóm Lipid

Theo nghiên cứu, tỷ lệ lipid nên đạt khoảng 25% tổng số năng lượng trong khẩu phần và không nên vượt quá 30%. Nên hạn chế những loại axit béo bão hòa. Điều này sẽ giúp ổn định lượng đường huyết, ngăn nguy cơ bị xơ vữa động mạch.

Nhóm Gluxit

Tỷ lệ năng lượng được cung cấp bởi gluxit nên đạt khoảng 50-60% tổng năng lượng trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường. Nên chọn loại thực phẩm có chỉ số đường thấp như: gạo lứt, yến mạch, bánh mì đen, đậu nguyên hạt...

Nen chon loai thuc pham co chi so duong thap 4
Nên chọn loại thực phẩm có chỉ số đường thấp - Ảnh minh họa: Internet

Người tiểu đường không nên ăn gì

Để quá trình trị tiểu đường đạt kết quả tốt, người mắc bệnh tiểu đường cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm sau:

  • Hạn chế loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả bởi những loại này chứa lượng đường cao, không tốt với sức khỏe người bệnh.
  • Nên kiêng ăn các loại gạo trắng, bánh mì trắng, miến, các loại củ nướng
  • Hạn chế thực phẩm có chứa các chất béo bão hòa, chứa nhiều cholesterol, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như người mắc bệnh tiểu đường.
  • Chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường cũng không nên dùng thịt lợn mỡ, nội tạng động vật, da động vật, dầu dừa, bánh kẹo ngọt, sirô, thức uống có ga...
Han che thuc pham co chua cac chat beo bao hoa chua nhieu cholesterol 5
Hạn chế thực phẩm có chứa các chất béo bão hòa, chứa nhiều cholesterol - Ảnh minh họa: Internet

Chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường thai kỳ

Tình trạng mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ nếu không kiểm soát tốt sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến mẹ cũng như sự phát triển thai nhi.

Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đối với sản phụ

Sản phụ bị mắc tiểu đường ở lần mang thai trước hoặc sẽ bị nặng hơn nếu như mẹ bầu đã bị bệnh tiểu đường từ trước lúc mang thai.. cụ thể:

  • Rối loạn cân nặng, có thể tăng trên 20kg, đa phần là thai to, đa ối, trẻ khi sinh có thể cân nặng đạt trên 4kg.
  • Ăn uống nhiều, tiểu nhiều, trong nước tiểu còn có chứa đường, dễ bị nấm candida và bị tái phát nhiều lần.
  • Bị nhiễm trùng, viêm thận, viêm bể thận hay nguy hiểm hơn là có thể băng huyết sau sinh.
  • Sảy thai nhiều lần hoặc thai chết lưu mà không rõ lý do.

Ảnh hưởng với thai nhi

  • Thai nhi có thể sẽ bị dạng, mắc các dị tật bẩm sinh về cơ hoặc thần kinh,...
  • Kích thước thai to khi sinh dễ bị gãy xương, gặp những vấn đề về sang chấn khi sinh thường và cả sinh mổ.
  • Tiểu đường trong thai kỳ khiến làm tăng tỷ lệ tử vong ở thai nhi, trẻ sơ sinh trong tuần đầu sau khi chào đời cao gấp 2 - 5 lần so với người mẹ không mắc tiểu đường.
  • Trẻ khi sinh ra có thể mắc chứng suy hô hấp, bị hạ đường huyết, tụt canxi và nguy hiểm hơn là có nguy cơ cao sẽ bị tiểu đường do ảnh hưởng di truyền.

Tiểu đường trong giai đoạn mang thai nên ăn gì?

Tiểu đường trong giai thai kỳ có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của sản phụ cũng như sự phát triển thai nhi từ khi trong bụng cho đến khi chào đời. Chính vì thế, chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường khi mang thai phải cần tuân thủ theo phác đồ của những bác sĩ chuyên khoa. Và cùng với đó là cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để thai nhi phát triển.

Thai phu can xay dung che do dinh duong phu hop de kiem soat duong huyet 6
Thai phụ cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp để kiểm soát đường huyết - Ảnh minh họa: Internet

Theo đó, những loại thực phẩm mà mẹ bầu nên ăn khi bị mắc tiểu đường trong giai đoạn thai kỳ nên bổ sung vào trong chế độ ăn hàng ngày có thể kể đến như:

  • Các loại thịt nạc, đậu hũ, sữa chua, cá và các loại sữa không béo, không đường.
  • Những thực phẩm chứa hàm lượng đường máu ít như: đậu đỗ, gạo lứt, trái cây ít ngọt, rau xanh, các loại củ quả.
  • Chia ra nhiều bữa ăn trong ngày thay vì chỉ có 3 bữa chính để đảm bảo đường máu không tăng lên quá cao. Trong ngày nên chia ra ăn 3 bữa chính và có 1 -2 bữa phụ.

Trên đây là một vài thông tin về chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường. Hi vọng với bài viết này sẽ giúp bạn có thể chọn lựa những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe cũng như ghi chú được những thực phẩm cần hạn chế sử dụng và xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý.

Check list những tác dụng của gà ác có thể bạn chưa biết

Bên cạnh tên gọi quen thuộc, trong dân gian gà ác còn có nhiều tên gọi khác như ô cốt kê, gà đen, dược kê, dương mao kê, gà chân chì, trúc ty kê... đây là một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng tác dụng của gà ác như thế nào thì không hẳn ai cũng biết

TIN MỚI NHẤT