Trẻ bị đau mắt đỏ, nhiều người tin vào 'kinh nghiệm online', nhỏ sữa mẹ vào mắt, bác sĩ cảnh báo 'rước bệnh vào người'

Tin y tế 30/09/2023 07:12

Điều trị đau mắt đỏ đúng cách và tránh một số sai lầm không đáng có sẽ giúp người bệnh mau khỏi.

Theo thông tin từ VOV, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, năm nay, dịch đau mắt đỏ có thời gian mắc bệnh kéo dài hơn mọi năm. Điều này có thể khiến nhiều phụ huynh sốt ruột, lo lắng và thậm chí làm theo kinh nghiệm chữa bệnh trên mạng...

"Trong quá trình thăm khám, tôi thấy đợt dịch này có một điểm khác là thời gian mắc bệnh kéo dài hơn. Thông thường đau mắt đỏ chỉ kéo dài 5-7 ngày sẽ tự khỏi. Nhưng có trường hợp kéo dài 10 ngày đến 2 tuần. Tuy nhiên, đây không phải điều đáng lo ngại. Những gia đình có trẻ bị đau mắt đỏ cần thực hiện chăm sóc bằng các biện pháp thông thường. Thông thường nhất là sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mắt cho trẻ", PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng nói.

Trẻ bị đau mắt đỏ, nhiều người tin vào 'kinh nghiệm online', nhỏ sữa mẹ vào mắt, bác sĩ cảnh báo 'rước bệnh vào người' - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Trong quá trình khám bệnh, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng đã ghi nhận lo lắng của nhiều phụ huynh về tình trạng trẻ bị cộm mắt, ngứa mắt nhiều... Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai khẳng định, biện pháp thông thường nhất cho trẻ vẫn là sử dụng nước muối sinh lý. Trường hợp bị bội nhiễm vi khuẩn thì phải đi khám, theo đó, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc kháng sinh để nhỏ mắt. 

"Tuyệt đối cấm không dùng các biện pháp chữa bệnh truyền miệng trên mạng, đặc biệt là việc nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ. Đây là điều rất nguy hiểm, bởi sữa mẹ có môi trường dinh dưỡng tốt nên dễ khiến vi khuẩn xâm nhập vào mắt trẻ. Do đó, nhỏ sữa vào mắt trẻ có thể gây viêm kết mạc mắt, thậm chí gây biên chứng gây viêm mắt, đưa các loại vi khuẩn độc vào mắt gây mù mắt", PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng nhấn mạnh.

Trẻ bị đau mắt đỏ, nhiều người tin vào 'kinh nghiệm online', nhỏ sữa mẹ vào mắt, bác sĩ cảnh báo 'rước bệnh vào người' - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Dẫn tin từ Dân Trí, hiện nay tình hình bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng tăng tại một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM...

Tại các bệnh viện chuyên khoa mắt ở Hà Nội, tỷ lệ bệnh nhân đến khám mắt do đau mắt đỏ tăng chóng mặt. Nhiều trường học, học sinh bị đau mắt đỏ hàng loạt; có những gia đình, cả nhà đều bị đau mắt đỏ.

Theo bác sĩ CKII Nguyễn Thị Xuân Loan - Phó khoa Khám bệnh phụ trách Chuyên khoa Mắt - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, bệnh đau mắt đỏ là trạng thái lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu (lòng trắng mắt) và kết mạc mi mắt bị viêm. Tác nhân gây bệnh là do virus, nhiễm trùng vi khuẩn hoặc dị ứng gây ra. 

Trẻ bị đau mắt đỏ, nhiều người tin vào 'kinh nghiệm online', nhỏ sữa mẹ vào mắt, bác sĩ cảnh báo 'rước bệnh vào người' - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Đau mắt đỏ sẽ có các triệu chứng như: lòng trắng mắt hoặc mí mắt bên trong bị đỏ; chảy nước mắt nhiều; trên lông mi xuất hiện dịch vàng đóng vảy; có thể có chất dịch màu trắng hoặc xanh lá chảy ra từ mắt; cảm giác cộm và khó chịu ở 1 hoặc cả 2 mắt… Ngoài ra, người bệnh có thể thấy ngứa mắt do dị ứng dẫn đến đau mắt đỏ; do hóa chất khiến đau mắt đỏ; mí mắt sưng tấy; nhạy cảm với ánh sáng; tầm nhìn mờ.

Có 2 nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ bao gồm: do nhiễm khuẩn (nhiễm Adenovirus) và không do nhiễm khuẩn (thuốc, hóa chất, dị ứng). Khác với mọi năm, năm nay ngành y tế xác định nguyên nhân chính đến từ Enterovirus.

Bệnh đau mắt đỏ đa số lành tính và ít gây biến chứng, tuy nhiên theo bác sĩ Xuân Loan, dịch đau mắt đỏ năm nay diễn biến phức tạp hơn. Nhiều trường hợp viêm kết mạc có giả mạc cần bóc, viêm giác mạc đốm, viêm loét giác mạc… Vì vậy, điều trị đau mắt đỏ đúng cách và tránh một số sai lầm không đáng có sẽ giúp người bệnh mau khỏi.

Bị đau mắt, người đàn ông tự đi mua thuốc tây uống rồi bị mẩn ngứa, tử vong trước khi đưa tới bệnh viện

Ông N.V.L được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai cấp cứu vào chiều tối 27/9, trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở, da tái lạnh…

TIN MỚI NHẤT