Tiểu rắt và buốt là biểu hiện của bệnh gì?

Sức khỏe 09/07/2020 11:33

Tiểu rắt và buốt là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Phần lớn đây chính là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu. Vì vậy, bạn cần chú ý đến sức khỏe để sớm phát hiện và chữa trị kịp thời.

Không những gây đau đớn, rát buốt mà tiểu rắt và buốt còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, phiền toái mỗi khi sinh hoạt và làm việc. Đây là tình trạng đi tiểu nhiều bất thường. Người bệnh đi tiểu liên tục trong ngày mặc dù mỗi lần chỉ có một ít nước tiểu. Thậm chí, ở một số trường hợp nặng, người bệnh mất kiểm soát, không kịp đi tiểu. Nếu không kịp thời phát hiện hoặc không chữa trị đúng cách sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu.

tieu rat va buot
Tiểu rắt và buốt do nhiều nguyên nhân gây nên 

Nguyên nhân đi tiểu rắt và buốt?

Tiểu rắt và buốt xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, quan hệ tình dục và vệ sinh vùng kín không đúng cách là 2 nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này. Quan hệ tình dục không an toàn, có nhiều bạn tình hoặc không sử dụng biện pháp bảo vệ, quan hệ thô bạo có thể gây nhiễm trùng. Bộ phận sinh dục sẽ bị tổn thương, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Bên cạnh đó, trong sinh hoạt hàng ngày, vệ sinh vùng kín không khoa học, không sạch sẽ gây ra các bệnh phụ khoa thường gặp. Vì vậy, bạn hãy nhẹ nhàng, rửa vùng kín bằng nước sạch, lau khô vùng kín ít nhất mỗi ngày 2 lần. Đồng thời không nên sử dụng xà phòng có độ PH cao, tránh thụt rửa quá sâu trong âm đạo. Bởi điều này có thể làm mất cân bằng môi trường âm đạo.

tieu rat va buot 1
Tiểu rắt và buốt khiến cho người bệnh gặp nhiều phiền toái khi sinh hoạt

Mỗi lần đi vệ sinh xong thì hãy lau vùng kín bằng giấy đảm bảo chất lượng, mềm, không mùi, không chứa hóa chất. Nhẹ nhàng lau từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào âm đạo.

Đặc biệt, phụ nữ trong giai đoạn mang thai và sau sinh có sự đổi mạnh mẽ các hormone nên dễ bị viêm nhiễm phụ khoa. Do đó, càng cần chú ý hơn đến chăm sóc và vệ sinh vùng kín.

Đôi khi tiểu buốt và tiểu rắt còn đi kèm với các triệu chứng như: nước tiểu có màu đục, nước tiểu có mủ hoặc máu, cảm giác buồn đi tiểu liên tục, đau bụng dưới, đau khi quan hệ tình dục, ớn lạnh, rét run…  Vì vậy, khi thấy các biểu hiện này, bạn không nên xem nhẹ, hãy sớm đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Tiểu dắt và buốt là bệnh gì?

So với nam thì tỷ lệ nữ giới gặp phải tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt nhiều hơn. Sở dĩ như vậy là do cấu tạo đường tiết niệu của nữ gần hậu môn nên vi khuẩn E.coli rất dễ xâm nhập. Đây có thể là biểu hiện của một số bệnh sau đây.

Sỏi thận, sỏi bàng quang

Khi chúng ta đi tiểu, sẽ gây cọ sát và kích kích đường tiết niệu khiến nước tiểu bị ứ đọng. Tình trạng này kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của thận, sức khỏe của người bệnh ngày càng yếu đi. Lúc này, sẽ xuất hiện kèm theo các triệu chứng như đi tiểu buốt, tiểu khó, nước tiểu có màu đục, lẫn mủ hoặc lẫn máu… Thậm chí đau đột ngột ở thận kèm buồn nôn, sốt, bí tiểu, ấn vào bàng quang thấy đau. Điều này chứng tỏ hệ bài tiết đang có vấn đề, có nguy cơ rất cao là bị sỏi thận hoặc sỏi bàng quan.

tieu rat va buot 2
Tiểu rắt và buốt có thể do bệnh viêm đường tiết niệu gây ra

Viêm đường tiết niệu

Tiểu rắt và buốt cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh lý viêm đường tiết niệu. Căn bệnh này do vi khuẩn E. Coli xâm nhập và tấn công. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ bị nhiễm trùng và tổn thương thận. Thậm chí, bệnh còn làm suy giảm chức năng thận vĩnh viễn, khiến chất cặn bã trong cơ thể không thể đào thải ra ngoài. Từ đây gây suy nhược cơ thể hay thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, khi bị đi tiểu buốt, tiểu rắt, đồng thời xuất hiện kèm theo một số triệu chứng như khí hư bất thường, vùng kín bị sưng tấy, đi tiểu buốt, tiểu thường xuyên, đau vùng bụng dưới… Bạn hãy đi thăm khám càng sớm càng tốt.

Viêm bàng quang

Căn bệnh này có thể gặp ở cả nam và nữ. Xuất hiện các triệu chứng như là buồn tiểu, mỗi lần đi tiểu thấy đau buốt. Đồng thời nước tiểu có hiện tượng đổi màu, có mùi và có mủ, mệt mỏi, đau bụng dưới, nước tiểu ra ít… Nguyên nhân phổ biến gây ra chính là do quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ. Với phụ nữ, sử dụng thuốc tránh thai nhiều cũng dễ bị viêm bàng quang.

Bệnh lậu

Bệnh lậu là căn bệnh xã hội nguy hiểm. Tỷ lệ nữ giới bị mắc bệnh cao hơn ở nam giới. Khi bị mắc căn bệnh này, người bệnh có nguy bị viêm hậu môn, viêm họng, chửa ngoài tử cung, viêm màng não, vô sinh, tăng nguy cơ nhiễm HIV/AIDS… rất cao.

tieu rat va buot 4
Người bệnh mệt mỏi khi bị tiểu rắt và buốt

Bệnh lậu khiến cho hệ bài tiết và cơ quan sinh dục của người bệnh gặp rất nhiều trục trặc. Cụ thể do chức năng lọc và đóng mở bị ảnh hưởng nên người bệnh thường xuyên bị tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu có mủ màu vàng hoặc màu vàng ngả xanh. Ở bộ phận sinh dục bị chảy mủ, đau âm ỉ ở vùng bụng dưới, ngứa rát ở âm đạo, hố chậu, hạ vị, sốt, buồn nôn… Nếu không được chữa trị kịp thời có thể bị vô sinh.

Cách chữa đái rắt và buốt

Thông thường nếu khi bị tiểu rắt và buốt nhiều lần bác sĩ sẽ chỉ định dùng 1 số loại kháng sinh, kháng viêm. Tùy vào mức độ và nguyên nhân gây ra sẽ dùng kháng sinh phù hợp. Chúng giúp làm giảm nhanh các triệu chứng, hạn chế tình trạng sưng tấy, tổn thương, làm giảm đau. Những trường hợp nặng hơn, bệnh có diễn biến xấu có thể dùng thuốc đặc trị để hạn chế sự bài tiết của nước tiểu, ngăn nhiễm trùng bàng quang, giảm chứng són tiểu.

Ngoài ra, với những trường hợp nhẹ, bạn cũng có thể dùng cách trị tiểu rắt và buốt từ bí xanh. Bạn mang bí xanh rửa sạch, gọt vỏ cắt thành từng khúc và xay nhuyễn lấy nước uống. Uống hàng ngày. Đây là phương pháp đơn giản, nhanh chóng giúp người bệnh giảm nhanh triệu chứng bí tiểu, tiểu ít.

Phòng ngừa triệu chứng tiểu buốt tiểu rắt

Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh. Vì vậy, hàng ngày bạn hãy uống nhiều nước để đào thải độc tố ra bên ngoài cơ thể, đảm bảo hệ bài tiết được hoạt động bình thường. Hạn chế bị tiểu rắt và buốt hiệu quả.

tieu rat va buot 5
Hãy uống nhiều nước để đào thải độc tố ra ngoài cơ thể

Bên cạnh đó, bạn cũng hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại rau xanh và trái cây nhằm giúp thanh lọc cơ thể, tăng sức đề kháng. Đặc biệt, bạn hãy ăn nhiều thực phẩm giàu probiotic như sữa chua, để tăng cường lợi khuẩn trong đường ruột, giúp lấy lại cân bằng vi sinh trong hệ tiêu hóa. Đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng tiết niệu do lợi khuẩn đường ruột hoạt động tốt tạo nên hàng rào đối với nhiễm trùng.

Bạn cũng cần hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… Bởi chúng khiến cơ thể tạo ra một lượng lớn nước tiểu và gây kích thích bàng quang, làm suy yếu trương lực cơ xương chậu của bạn.

Ngoài ra, để phòng tránh tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, hàng ngày bạn không nên nhịn tiểu, đi tiểu thường xuyên để tránh tình trạng ứ đọng nước tiểu nhiều ở bàng quang. Đồng thời phải vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh viêm nhiễm bộ phận sinh dục, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục.

tieu rat va buot 6
Không nên nhịn tiểu để tránh bị tiểu buốt, tiểu rắt

Hàng ngày bạn cũng hãy dành thời gian để tập thể dục cải thiện sức khỏe. Cũng như hãy thường xuyên cập nhật thêm những thông tin về triệu chứng này. Như vậy, bạn sẽ chủ động phòng và chữa trị tiểu rắt và buốt hiệu quả hơn, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

9 thủ phạm gây tiểu rắt, tiểu buốt ở phụ nữ

Tiểu rắt, tiểu buốt, chuyên môn gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ, trong đó, 9 nguyên nhân dưới đây được xem là thủ phạm nặng ký.

TIN MỚI NHẤT