Thái Nguyên: Người đàn ông sặc miếng chả lá lốt suýt mất mạng

Sức khỏe 11/10/2023 16:20

Các bác sĩ đa nội soi phế quản, gắp dị vật bên trong đường thở cho người đàn ông.

Theo Báo VietNamNet thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, các bác sĩ đã nội soi phế quản ống mềm gắp thành công dị vật dài 7cm nằm trong đường thở cho người bệnh N.V.L, 51 tuổi ở xã Bảo Lý, huyện Phú Bình, Thái Nguyên.

Ông có tiền sử ung thư thực quản. Khi ăn cơm trưa với chả lá lốt, bệnh nhân bị sặc, ho, khó thở, đau ngực trái. Bệnh nhân được chuyển ngay vào bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên. Kết quả chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có hình ảnh nghi ngờ dị vật kích thước 2,3x6mm đoạn gốc của phế quản thùy trên phổi trái, xẹp toàn bộ nhu mô phổi trái. Bệnh nhân diễn biến suy hô hấp nhanh. Các bác sĩ ngay lập tức được đặt ống nội khí quản.

Thái Nguyên: Người đàn ông sặc miếng chả lá lốt suýt mất mạng - Ảnh 1

Bệnh nhân sau cấp cứu đã được theo dõi tại khoa. Ảnh: VietNamNet

Sau khi hội chẩn với các bác sĩ khoa Hô hấp, bệnh nhân đã được lấy dị vật cấp cứu. Gốc bên trái phế quản có dị vật màu trắng ngà kèm lẫn những sợi rau màu xanh đậm gây bít tắc hoàn toàn lòng phế quản bên trái. Bệnh nhân được bơm rửa lòng phế quản, sau khoảng 15 phút, người bệnh hết tím tái, có thể tự thở hoàn toàn, được rút ống nội khí quản và cho thở oxy gọng kính. Hiện sức khỏe người bệnh L ổn định, được theo dõi và điều trị tích cực tại khoa Cấp cứu.

Thái Nguyên: Người đàn ông sặc miếng chả lá lốt suýt mất mạng - Ảnh 2
Cảnh giác với tình trạng sặc thức ăn, dị vật ở người cao tuổi. Ảnh: Tuổi Trẻ

Cũng theo Tuổi Trẻ, các triệu chứng do hít sặc thường bị bỏ qua và điều trị sơ sài vì ít ai nghĩ tới. Các triệu chứng thường thấy là ho, khò khè, khó thở, trường hợp nặng thì tím tái.

Để hạn chế và đề phòng nguy cơ hít sặc, cần nhận biết các rối loạn nuốt cho người cao tuổi như: uống nước rơi ra ngoài, nước bọt chảy, nhiều đàm, khó khăn khi nhai cắn, ho sặc khi nuốt, khi đang nhai, thay đổi giọng nói hay tốc độ nói sau ăn...

Bác sĩ khuyến cáo khi chăm sóc cho người bệnh, người thân phải cho thức ăn mềm, tránh thức ăn xơ dính, xay nhỏ. Cho ăn khi bệnh nhân tỉnh, ngồi, cho ăn chậm, giúp hỗ trợ mở miệng bệnh nhân, nhắc nhở khi ngậm thức ăn lâu, khi ăn phải ngồi hoặc nửa ngồi, sau đó đứng lên, vệ sinh răng miệng.

 

Bình Thuận: Báo động đỏ, khẩn cấp cứu sản phụ ngưng tim, ngưng thở với hàng chục y, bác sĩ

Sản phụ thai 36 tuần ngưng tuần hoàn được tiếp nhận tại phòng sàng lọc của khoa cấp cứu.

TIN MỚI NHẤT