2 điều 'kiêng kị' không nên làm khi bạn thức dậy vào nửa đêm

Sức khỏe 30/03/2022 17:43

Nếu đang ngủ vào ban đêm mà đột nhiên thức giấc giữa chừng thì đương nhiên bạn sẽ cảm thấy bàng hoàng. Ngay cả khi cố gắng ngủ lại, bạn vẫn ‘lăn qua lộn lại’ và nếu bạn không ngủ đúng cách, bạn sẽ rơi vào trạng thái rối loạn vào ngày hôm sau.

Khi thức dậy vào ban đêm, một số người có xu hướng kiểm tra thời gian trên điện thoại, một số người sẽ rời giường và uống một ly nước. Đây chính là hai hành động cần hạn chế không nên làm khi thức giấc vào ban đêm mà các chuyên gia giấc ngủ đã chia sẽ.

2 điều 'kiêng kị' không nên làm khi bạn thức dậy vào nửa đêm - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Đừng kiểm tra thời gian: Nỗi sợ không ngủ đủ vào ban đêm sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt. Tiến sĩ Michael Breers, một thành viên của Ủy ban Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ chia sẻ rằng "Điều này tương ứng với những người có thói quen kiểm tra thời gian khi thức dậy giữa chừng".

Tiến sĩ Breers nói thêm: "Việc kiểm tra thời gian khi thức dậy giữa chừng là một sai lầm. Thay vì kiểm tra thời gian và tính toán thời gian còn lại cho đến khi chuông báo thức reo, bạn có thể thức dậy đúng giờ đi làm".

Nếu bạn thức dậy giữa chừng và kiểm tra thời gian, điều này có thể gây cản trở việc ngủ lại vì cảm giác lo lắng rằng chỉ còn vài giờ nữa là phải dậy.

2 điều 'kiêng kị' không nên làm khi bạn thức dậy vào nửa đêm - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Hạn chế việc rời giường: Đừng rời giường sau khi thức giấc vào ban đêm vì nó sẽ làm bạn khó ngủ trở lại. Bạn nên cảm nhận sự ấm áp của chăn mềm mại và ở yên trong giấc ngủ.

Tất nhiên, nếu thức dậy để đi vệ sinh thì bạn nên xử lý nhanh rồi đi ngủ lại. Khi thức dậy và hoạt động, tim sẽ bơm nhiều máu hơn vào cơ thể. Tiến sĩ Breers nói: "Nếu muốn ngủ thì nhịp tim phải ở mức thấp, nhưng quá trình này không xảy ra nhanh chóng nên bạn sẽ rất khó để ngủ lại".

Ngủ ngáy khiến con người lão hóa nhanh hơn? Phát hiện sớm để còn bảo vệ bản thân và gia đình

Một nhóm nghiên cứu tại Hoa Kỳ thực nghiệm trên 24 người không hút thuốc từ 28 đến 58 tuổi đã đưa ra kết luận về tác hại của việc ngủ ngáy.

TIN MỚI NHẤT