Thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh cần phải làm gì?

Nuôi dạy con 20/03/2020 16:52

Nhiều mẹ bầu mang thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh dẫn đến lo lắng, bồn chồn. Hiện tượng này có bình thường không?

Thông thường khi thai được 39 tuần sẽ có hiện tượng chuyển dạ sắp sinh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh khiến mẹ bầu lo lắng. Mẹ bầu cần làm gì trong tình huống này?

Dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh

Vào những tuần cuối thai kỳ, các mẹ không biết khi nào sẽ có dấu hiệu sắp sinh, dấu hiệu đó là gì và diễn ra trong bao lâu. Thông thường trước ngày sinh khoảng 1 tuần, vào tuần thứ 37 hoặc 38 của thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ có những thay đổi, đây có thể coi là những dấu hiệu ban đầu thông báo cho mẹ đã đến lúc bé chào đời.

Bụng bầu tụt xuống: Đây là hiện tượng đầu tiên và dễ nhận thấy nhất. Ở tuần thứ 39, cơ thể bé trở nên lớn hơn, bé cần không gian rộng hơn, vùng bụng chật hẹp không còn phù hợp với bé. Đồng thời để quá trình chào đời thuận lợi hơn, trước khi ra khỏi cơ thể mẹ, thai nhi sẽ di chuyển xuống vùng khung xương chậu khiến bụng bầu tụt xuống. Mẹ bầu sẽ có cảm giác bé muốn đi ra bất cứ lúc nào.

Với một số mẹ bầu khi thai 39 tuần bụng chưa tụt có thể gây tâm lý lo lắng, nhất là với những mẹ mang thai lần đầu tiên. Thời gian bụng tụt xuống sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước thai nhi, độ giãn nở xương chậu và hormone trong cơ thể mẹ. Với các mẹ đẻ con so, bụng có thể tụt khá sớm vào tuần thứ 2-4 trước khi sinh. Với các mẹ đẻ con rạ, xương chậu đã giãn nở ở lần sinh đầu tiên nên bụng có thể tụt muộn vào thời điểm trước khi sinh vài giờ đồng hồ.

Thai 39 tuan chua co dau hieu sinh can phai lam gi? 6
Bé di chuyển xuống khung xương chậu khiến bụng tụt xuống - Ảnh minh họa: Internet

Cổ tử cung mở: Vào thời điểm này, các hormone và nội tiết tố của mẹ sẽ thay đổi, âm đạo sẽ tiết nhiều dịch nhầy giúp cổ tử cung mềm, mở rộng âm đạo nhằm tạo điều kiện cho bé chui ra dễ dàng hơn. Mẹ có thể thấy có “máu báo” màu đỏ hoặc màu vàng trên quần lót.

Tiêu chảy: Khi các hormone của mẹ thay đổi, việc tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng, mẹ sẽ bị tiêu chảy. Mẹ bầu cần hết sức chú ý điều chỉnh chế độ ăn và nghỉ ngơi hợp lý để tránh các biến chứng và các bệnh về tiêu hóa sau này.

Thai 39 tuan chua co dau hieu sinh can phai lam gi? 4
Đau lưng là dấu hiệu dễ nhận thấy khi chuyển dạ - Ảnh minh họa: Internet

Đau lưng, đau bụng, gò nhiều: Trong suốt quá trình mang thai, mẹ phải chịu áp lực từ trọng lượng của nước ối, nhau thai cũng như trọng lượng của bé. Đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ, cơ thể bé không ngừng phát triển và trở nên nặng hơn, điều này sẽ tạo áp lực cho khung xương chậu, mẹ bầu mang thai 39 tuần đau cửa mình nhiều hơn.

Khi sắp chuyển dạ, mẹ cũng sẽ thấy các cơn gò chuyển dạ gây khó chịu, căng chặt bụng dưới, đau lưng, căng cơ xương chậu, chuột rút, đau bụng. Tuy nhiên thai 39 tuần gò nhiều có phải sắp sinh không? Câu trả lời là chưa chắc vì thai 39 tuần gò nhiều có thể là cơn gò sinh lý hoặc cơn gò chuyển dạ. Gò chuyển dạ sẽ gây khó chịu hoặc đau âm ỉ bụng dưới, cơn gò xuất hiện theo chu kỳ 10-12 phút/lần và đau tăng dần theo thời gian.

Giảm cân: Trong những tuần cuối thai kỳ, bé lớn hơn, cơ thể mẹ sẽ tăng cân. Tuy nhiên, sau đó sẽ trững lại và khi sắp sinh, nước ối sẽ cạn dần, do đó cân nặng của mẹ cũng giảm dần.

Các mẹ cần chú ý các dấu hiệu sắp sinh để chuẩn bị kỹ càng, giúp quá trình sinh nở thuận lợi và an toàn.

Nguyên nhân thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh

Khi được 39 tuần tuổi, thai nhi đã phát triển đầy đủ và có thể được sinh ra, mẹ bầu sẽ xuất hiện một số dấu hiệu sinh và có thể lâm bồn ngay. Tuy nhiên một số mẹ mang thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh, nguyên nhân là do đâu?

Ngày dự sinh sai

Thai 39 tuan chua co dau hieu sinh can phai lam gi? 3
Tuổi thai nhi được tính từ ngày đầu của kỳ kinh nguyệt - Ảnh minh họa: Internet

Các bác sĩ tính tuổi của thai nhi từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng chứ không phải ngày trứng được thụ thai. Do đó ngày dự sinh của mẹ có thể sai sót từ vài ngày đến vài tuần, bé chưa phát triển đầy đủ,  chưa đến thời điểm thực sự tốt để bé ra đời thì sẽ chưa có các dấu hiệu chuyển dạ.

Mẹ bầu có thể dự đoán ngày sinh của bé, nhưng con số này chỉ mang tính tương đối, đến khi cơ thể mẹ mang thai hoàn toàn đủ ngày, cơ thể bé đã phát triển hoàn thiện và có thể thích nghi với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ, bé sẽ báo cho cơ thể mẹ các dấu hiệu sắp sinh. Việc của mẹ lúc này là cần chuẩn bị điều kiện đầy đủ để chào đón bé.

Thai nhi chưa di chuyển

Khi sắp sinh, thai sẽ di chuyển xuống vùng khung xương chậu để bé có thể ra ngoài, thai 39 tuần đạp nhiều hơn, bé lớn hơn và cần không gian rộng hơn so với vùng vụng chật hẹp. Nếu bé vẫn có thể đạp và vận động dễ dàng, bé sẽ chưa di chuyển và sẽ không xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ.

Với các mẹ có khung xương chậu lớn hoặc các mẹ sinh con rạ, cơ bụng dưới của các mẹ sẽ giãn rộng hơn, bé có thể cử động dễ dàng mà không cần di chuyển xuống dưới. Với các mẹ có cơ dẻo dai, đặc biệt là các mẹ thường xuyên chơi thể thao, các cơ vận động thường xuyên hơn nên có thể căng ra, giãn nở để giữ bé ở các vị trí khác nhau khiến dấu hiệu chuyển dạ xuất hiện trễ. Bé vẫn cảm thấy thoải mái khi ở trong cơ thể mẹ và sẽ chưa muốn di chuyển xuống để ra ngoài.

Mẹ bầu cần làm gì khi thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh?

Việc chưa có dấu hiệu sinh vào cuối thai kỳ có thể khiến các mẹ lo lắng, bồn chồn, cáu gắt, điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý và quá trình sinh nở. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh là hoàn toàn bình thường, các mẹ nên ổn định tinh thần và chờ đợi thời điểm bé sẵn sàng ra đời.

Để tâm trạng được ổn định và thoải mái, các mẹ cần thư giãn và nghỉ ngơi tối đa, dành nhiều thời gian để đọc sách, nghe nhạc và trò chuyện cùng bé.

Thai 39 tuan chua co dau hieu sinh can phai lam gi? 2
Đọc sách, nghe nhạc và giữ tâm trạng thoải mái trước khi sinh - Ảnh minh họa: Internet

Duy trì việc tập thể dục thể thao đều đặn với các bài tập nhẹ nhàng giúp mẹ có đủ sức khỏe trong quá trình lâm bồn. Các mẹ có thể tập yoga và nên đi bộ nhiều để kích thích cổ tử cung mở rộng giúp việc sinh nở dễ dàng hơn.

Chú ý tới các thay đổi của cơ thể như chất dịch âm đạo tăng, bụng xệ hơn, lưng đau, đi tiểu nhiều hơn,... kể cả khi dấu hiệu là rất nhỏ. Đây là thông báo của bé cho thấy bé đang di chuyển đến khung xương chậu và đã sẵn sàng ra ngoài. Khi có những dấu hiệu này, nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn kỹ càng. Đặc biệt, nếu có nước chảy ra từ âm đạo, nên đi khám ngay vì đây có thể là nước ối bị rỉ ra.

Thường xuyên kiểm tra cân nặng và nước ối để tránh việc cạn nước ối gây ảnh hưởng đến bé.

Thai 39 tuan chua co dau hieu sinh can phai lam gi?
Chuẩn bị đồ dùng cho trẻ đầy đủ trước khi lâm bồn - Ảnh minh họa: Internet

Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cho bé, phân loại rõ ràng và để ở vị trí dễ tìm. Hãy chắc chắn khi sinh, người thân có thể tìm thấy đồ dùng một cách đầy đủ và dễ dàng nhất.

Nếu thai nhi được 40-41 tuần mà vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì các cần áp dụng các phương pháp tác động từ bên ngoài để bé có thể ra đời. Việc sinh trẻ quá ngày có thể tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp và nhiễm trùng. Nhau thai đã già và không thể cung cấp chất dinh dưỡng cho bé, nước ối cũng giảm quá nhiều có thể gây biến chứng về dây rốn, thậm chí là thai lưu.

Thai 39 tuan chua co dau hieu sinh can phai lam gi? 7
Cần khám ngay nếu thai 40 tuần mà chưa chuyển dạ - Ảnh minh họa: Internet

Qua những thông tin trên, các mẹ có thể thấy thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh là hiện tượng bình thường và không cần quá lo lắng. Hãy giữ tâm thái ổn định, theo dõi tình trạng cơ thể tại nhà hàng ngày để chuẩn bị cho sự ra đời của bé. Khi quá 1-2 tuần so với ngày dự sinh, hãy đến bệnh viện để được khám và áp dụng các biện pháp giục sinh để bé ra đời khỏe mạnh và an toàn.

5 công thức giúp bị ho khi mang thai tháng thứ 6 ngừng ngay

Nếu bạn đang bị ho khi mang thai tháng thứ 6, 5 công thức trị ho dưới đây sẽ giúp bạn chấm dứt hiệu quả tình trạng này ngay. Nên đừng bỏ qua mà hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé!

TIN MỚI NHẤT