Nguyên nhân của tình trạng bầu 4 tháng đau bụng dưới

Nuôi dạy con 22/08/2020 10:28

Khi xảy ra hiện tượng bầu 4 tháng đau bụng dưới, không ít các chị em hoang mang, căng thẳng. Để giải đáp thắc mắc này, các bạn hãy tìm hiểu thông qua bài viết sau.

Nội dung bài viết

Nhiều chị em hoang mang và lo lắng khi gặp phải tình trạng bầu 4 tháng đau bụng dưới. Liệu đây có phải là tình trạng nguy hiểm hay chỉ là những biểu hiện bình thường? Để trả lời được câu hỏi này, các bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong quá trình mang thai liên quan đến các nguyên nhân và hậu quả có thể gặp phải khi đau bụng dưới. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu tình trạng này trong bài viết dưới đây!

Bau 4 thang dau bung duoi 1
Nguyên nhân của tình trạng bầu 4 tháng đau bụng dưới - Ảnh minh họa: Internet

Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 có sao không?

Khi mẹ bước sang tháng thứ 4 trong quá trình mang thai, không ít người mắc phải tình trạng đau bụng dưới. Dù lúc này thai nhi tương đối khỏe mạnh và ổn định trong tử cung nhưng vẫn có nhiều tình huống xảy ra, cả bình thường lẫn bất thường. Vì vậy không ít phụ nữ lo lắng và hoang mang khi gặp tình trạng này. Để biết rõ đau bụng dưới ở tháng thứ 4 có nguy hiểm hay không, bạn phải xác định được nguyên nhân sinh ra nó.

Bau 4 thang dau bung duoi 2
Tùy vào nguyên nhân mà đau bụng dưới tháng thứ 4 có thể gây nguy hiểm - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân mẹ bầu 4 tháng đau bụng dưới

Có nhiều nguyên nhân sinh ra hiện tượng này, một số tình huống chỉ cần nghỉ ngơi, ăn uống và vận động hợp lý sẽ tự khỏi nhưng cũng có nhiều trường hợp tiềm ẩn nguy hiểm. Các mẹ cần lưu ý là không nên chủ quan vì sự an toàn của thai nhi.

Các trường hợp thường gặp

Tụ mỡ khi mang thai

Để đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện, các chị em thường phải ăn uống đầy đủ và điều này cũng dẫn đến việc mỡ tích tụ sớm trong thai kỳ. Đây là một trong các nguyên nhân khiến vùng bụng căng tức, đau bụng dưới.

Đau dây chằng tròn

Dây chằng là một nhóm mô xơ cứng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ hoạt động cơ bắp, nâng đỡ nội tạng, tử cung. Khi thai nhi phát triển tới một mức độ nhất định thì tử cung của mẹ sẽ to lên khiến dây chằng giãn gây đau bụng dưới.

Rối loạn tiêu hóa

Trong quá trình mang thai, các chị em thường sẽ gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa ở tháng thứ 3. Thông thường hiện tượng này có thể kéo dài sang tháng thứ 4, biểu hiện bằng các triệu chứng như: chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi…

Dù là các tình huống thường gặp và không quá nguy hiểm với các chị em. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần quan sát và chú ý những biểu hiện trên cơ thể. Trong trường hợp các hiện tượng này kéo dài hoặc nặng lên thì cần lời khuyên và sự can thiệp từ phía bác sĩ.

Các trường hợp nguy hiểm

Sinh non

Trong trường hợp cơn co thắt xuất hiện liên tục trước 37 tuần thai, đau lưng liên tục thì có khả năng bạn sẽ sinh non. Chú ý các cơn đau dạng này có thể kèm theo máu, dịch âm đạo… Cần cấp cứu ngay để đảm bảo an toàn.

Bau 4 thang dau bung duoi 3
Cơn đau dạng này có thể kèm theo máu, dịch âm đạo - Ảnh minh họa: Internet

Nguy cơ sẩy thai

Nếu bạn có các biểu hiện như: đau bụng dưới nhiều, bụng hơi rát, mót đi vệ sinh, ra máu âm đạo liên tục trong nhiều giờ hoặc vài ngày… thì bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa ngay để phòng tránh nguy cơ sẩy thai.

Mang thai ngoài tử cung

Nếu bạn là người đi khám thai định kỳ và thường xuyên thì sẽ hạn chế được tình trạng này. Tuy nhiên, nhiều chị em ở các vùng sâu, vùng xa không có điều kiện khám thai và xuất hiện tình trạng đau bụng âm ỉ, thỉnh thoảng có cơn đau nhói thì rất có thể bạn có nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm bởi khi nó xảy ra thì tử cung có thể vỡ bất kỳ lúc nào, làm chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, nguy cơ tử vong cao.

Bau 4 thang dau bung duoi 4
Đây là tình trạng nguy hiểm có nguy cơ tử vong cao - Ảnh minh họa: Internet

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Tình trạng này bạn có thể nhận diện qua các triệu chứng như: tiểu thường xuyên, kèm đau rát, có máu, nước tiểu đục và hôi, đau vùng bụng dưới… Nếu tình trạng diễn biến nặng có thể dẫn đến nhiễm trùng thận, tăng nguy cơ sinh non.

Đây đều là các tình trạng nguy hiểm, yêu cầu các chị em phải đến ngay cơ sở y tế để có sự can thiệp kịp thời của bác sĩ. Ngoài ra, nếu có các triệu chứng như: chảy máu âm đạo, tiết dịch nâu, đau dữ dội… thì cũng phải lập tức đến ngay cơ sở y tế.

Bau 4 thang dau bung duoi 5
Đối với các trường hợp kể trên, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời - Ảnh minh họa: Internet

Có cách nào giảm thiểu tình trạng này không?

Để đảm bảo an toàn thì tốt nhất các chị em nên khám thai định kỳ, báo cáo tình trạng bản thân cho bác sĩ để nhận được những lời khuyên hữu ích và chính xác. Ngoài ra, khi ở nhà, các chị em phải duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và vận động hợp lý. Trong giai đoạn này cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, tránh các món chua, cay, nóng và nên uống nhiều nước. Các mẹ cũng có thể áp dụng các bài tập nhẹ nhàng để hỗ trợ giảm thiểu các cơn đau bụng dưới. Trong trường hợp áp dụng các cách trên nhưng không hiệu quả cần đến ngay cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.

Bau 4 thang dau bung duoi 6
Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và vận động hợp lý sẽ giúp ích rất nhiều cho các chị em - Ảnh minh họa: Internet

Khi nắm được các nguyên nhân gây ra tình trạng bầu 4 tháng đau bụng dưới, nhiều chị em có thể giải tỏa được tâm lý lo lắng và căng thẳng của mình. Tuy nhiên, các chị em phải cảnh giác, khám thai định kỳ để phát hiện ra các biểu hiện bất thường. Trước khi áp dụng bất kỳ lời khuyên nào từ người thân, bạn bè hay các website thì cần thông qua ý kiến bác sĩ.

Hiện tượng thai 39 tuần đau bụng lâm râm báo hiệu điều gì?

Phụ nữ mang thai mỗi một dấu hiệu lại thể hiện những điều khác nhau. Khi thai 39 tuần đau bụng lâm râm là biểu hiện của điều gì và cần lưu ý những gì?

TIN MỚI NHẤT