Con bị đổ mồ hôi trộm có đáng lo không, bố mẹ phải làm sao để khắc phục?

Nuôi dạy con 10/06/2021 06:26

Đổ mồ hôi trộm là tình trạng thường gặp ở trẻ em, ngay cả khi thời tiết không nóng và trẻ cũng không hoạt động nhiều. Tình trạng này phải khắc phục như thế nào?

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ em

Trẻ đổ mồ hôi trộm thường ra nhiều nhất ở vùng lưng, trán, háng, nách, lòng bàn tay, bàn chân,... đây là nơi có nhiều tuyến mồ hôi. Ban đêm là thời gian trẻ đổ mồ hôi nhiều nhất và gây ra tình trạng ngủ không yên giấc, hay bị mình và thức giấc.

Trẻ đổ mồ hôi trộm thường ra nhiều mồ khi trẻ trong giai đoạn ngủ sâu, trẻ vẫn thấy thoải mái trong khi ngủ và sau khi thức dậy.

Hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ

Trẻ hay ra mồ hôi trộm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm cả yếu tố sinh lý và bệnh lý.

Con bị đổ mồ hôi trộm có đáng lo không, bố mẹ phải làm sao để khắc phục? - Ảnh 1
Đổ mồ hôi trộm bao gồm cả yếu tố sinh lý và bệnh lý. Ảnh minh họa: Internet

Trẻ đổ mồ hôi do yếu tố sinh lý

Trong trường hợp này tình trạng đổ mồ hôi ở trẻ là do hệ thần kinh đại não của chưa phát triển hoàn thiện. Đặc biệt trẻ nhỏ trong giai đoạn tăng trưởng, quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra mạnh hơn so với người lớn.

Đổ mồ hôi trộm cũng là cách để trẻ cân bằng nhiệt độ cơ thể do hệ thống điều chỉnh nhiệt độ của trẻ vẫn còn non nớt. Không những vậy, tỷ lệ số lượng tuyến mồ hôi so với kích thước cơ thể của trẻ khá cao, nên dẫn đến việc đổ mồ hôi nhiều hơn.

Đổ mồ hôi trộm sinh lý thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Trẻ đổ mồ hôi do yếu tố bệnh lý

Khác với yếu tố sinh ly, đổ mồ hôi do bệnh lý sẽ nguy hiểm đối với trẻ, bố mẹ cần lưu ý.

Bệnh về tim mạch: Trẻ hay ra mồ hôi trộm một cách bất thường vào ban đêm. Đặc biệt, nếu bé có các dấu hiệu kèm theo như: sốt, khó thở, ớn lạnh,... thì có thể bé đã bị mắc bệnh viêm màng tim rất nguy hiểm.

Chứng ngưng thở trong khi ngủ: Khi mắc chứng bệnh này, trẻ thường có dấu hiệu ngáy nhiều, tiếng ngáy to, ra nhiều mồ hôi lúc ngủ. Nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến đột tử.

Bệnh còi xương: Nếu con hay ra mồ hôi trộm kèm theo những biểu hiện xương đầu to, chân vòng kiềng, ngực nhô mình gà,... rất có thể bé đã bị mắc bệnh còi xương.

Lao sơ nhiễm: với bệnh lao sơ nhiễm trẻ sẽ có biểu hiện đổ mồ hôi trộm kết hợp với ho kéo dài, ăn uống kém,...

Nếu rơi vào một trong những tình trạng này thì nên đi khám ngay để sớm có cách khắc phục và chữa trị.

Con bị đổ mồ hôi trộm có đáng lo không, bố mẹ phải làm sao để khắc phục? - Ảnh 2
Đổ mồ hôi do bệnh lý sẽ nguy hiểm đối với trẻ, bố mẹ cần lưu ý. Ảnh minh họa: Internet

Khắc phục đổ mồ hôi trộm ở trẻ

Để hạn chế tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ, cha mẹ nên giữ nhiệt độ phòng thoáng mát; tránh mặc quá nhiều quần áo hoặc đắp quá nhiều chăn cho bé khi ngủ để trẻ có thể ngủ ngon giấc hơn.

Trẻ đổ mồ hôi trộm là một hiện tượng sinh lý bình thường. Nếu bé chỉ ra nhiều mồ hôi ở đầu, không bị rụng tóc vành khăn, không kém ăn lười bú, ... và vẫn tăng cân bình thường thì cha mẹ không nên lo lắng.

Nếu bé bị đổ mồ hôi trộm kèm những triệu chứng khác thường thì cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế khám sớm.

Lời nói tiêu cực của cha mẹ có thể tác động đến cuộc đời con cái như thế nào? Những tâm sự đầy dằn vặt sau đây còn hơn cả một hồi chuông cảnh báo

Việc bố mẹ thường xuyên hối thúc con “nhanh lên” có thể gây ra nhiều tác hại đến tâm lý và sự trưởng thành của những đứa trẻ.

TIN MỚI NHẤT