6 điều tưởng đơn giản nhưng khó tạo thành thói quen, ba mẹ nên chăm chỉ thực hiện giúp con phát triển chiều cao, tăng cân đều

Nuôi dạy con 09/09/2023 07:45

Thực hiện đủ những lời khuyên sau là cách ba mẹ giúp con tăng sức đề kháng, ít ốm vặt.

Là cha mẹ ai cũng mong muốn dành cho con những gì tốt đẹp nhất với ước mong con khỏe mạnh, cao lớn, thông minh… Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ lại có cơ địa khác nhau, được chăm sóc dinh dưỡng khác nhau và tất nhiên sự phát triển cũng khác nhau. Dù vậy, có 6 điều nếu cha mẹ chăm chỉ thực hiện mỗi ngày sẽ giúp con mình phát triển tốt hơn cả về tâm lý lẫn thể chất. 

1. Đảm bảo trẻ có một chế độ ăn cân bằng với đa dạng các nhóm thực phẩm

Một chế độ ăn khoa học rất cần thiết đối với trẻ nhỏ. Đây là yếu tố quan trọng giúp bé có hệ miễn dịch vững vàng. Khi bổ sung dinh dưỡng cho con, phụ huynh cần chú ý đến thành phần đạm và các vi chất. Trong đó, kẽm và sắt là hai vi chất cực kỳ quan trọng có nhiều trong thịt bò, gà, cá, trứng và hải sản... Ngoài ra bé cũng nên ăn nhiều rau quả để bổ sung vitamin A, vitamin B, vitamin C...

Nên duy trì cho trẻ ngày 3 bữa ăn chính và 2 bữa ăn phụ. Bữa ăn nên cân đối 4 nhóm dưỡng chất: Bột đường (cơm, cháo, các loại đậu, củ, hạt...); đạm (thịt cá, trứng, hải sản, đậu nành...); chất béo (mỡ, dầu thực vật, bơ...) và vitamin, khoáng chất (các loại rau xanh, trái cây...). Đặc biệt, trong các bữa ăn ngày Tết, nên chú ý bổ sung đủ rau xanh hoặc có thể thay thế bằng quả chín.

Trên thực tế có nhiều đứa trẻ không thích ăn rau xanh, chỉ thích ăn thịt và các món chiên giòn. Việc thiếu hụt rau củ trong chế độ ăn có thể khiến trẻ bị táo bón và nhiều vấn đề khác. Để giải quyết tình trạng này, cha mẹ có thể truyền cảm hứng ăn rau củ cho con mình, cho trẻ tham gia nấu ăn cùng hoặc chế biến thành các món hấp dẫn.

2. Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh mọi lúc

Thi thoảng, những buổi đi chơi hoặc nghỉ hè làm gián đoạn lịch sinh hoạt của con. Đây là thời điểm trẻ dễ ăn uống linh tinh, giấc ngủ không khoa học gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý. Sau quãng thời gian như vậy, việc trở lại nhịp học hành, sinh hoạt rất khó khăn với trẻ. Cha mẹ cần động viên con ngủ đủ giấc, sinh hoạt điều độ trong những dịp lễ, kì nghỉ. 

6 điều tưởng đơn giản nhưng khó tạo thành thói quen, ba mẹ nên chăm chỉ thực hiện giúp con phát triển chiều cao, tăng cân đều - Ảnh 1

3. Vận động tích cực

Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về hoạt động thể chất cho trẻ em dưới 5 tuổi, nếu muốn lớn lên khỏe mạnh.

Đối với trẻ dưới 1 tuổi:

- Hoạt động thể chất nhiều lần trong ngày bằng nhiều cách khác nhau, đặc biệt thông qua chơi trên sàn có tương tác, càng nhiều càng tốt. Đối với những trẻ chưa di chuyển được, nó bao gồm tối thiểu 30 phút ở vị trí nằm sấp, trải đều suốt cả ngày trong khi thức.

- Không bị gò bó quá 1 giờ mỗi lần, ví dụ như xe đẩy, xe kéo, ghế cao hoặc dây đai trên lưng người chăm sóc. Thời gian theo dõi màn hình không được khuyến khích. Khi ít vận động, khuyến khích tham gia đọc và kể chuyện với người chăm sóc.

Đối với trẻ 1 - 2 tuổi:

- Dành ít nhất 180 phút cho nhiều loại hoạt động thể chất ở bất kỳ cường độ nào, bao gồm cả hoạt động thể chất ở cường độ trung bình đến mạnh, trải đều trong suốt cả ngày, càng nhiều càng tốt.

- Không bị gò bó quá 1 giờ mỗi lần, ví dụ như xe đẩy, xe kéo, ghế cao hoặc dây đai trên lưng người chăm sóc, hoặc ngồi trong thời gian dài. Đối với trẻ 1 tuổi, không sử dụng thời gian tĩnh tại trên các màn hình như xem ti vi, video, chơi game trên máy tính. Đối với trẻ 2 tuổi, thời gian tĩnh tại trên các màn hình không quá 1 giờ, càng ít càng tốt. Khi ít vận động, khuyến khích tham gia đọc và kể chuyện với người chăm sóc.

Đối với trẻ 3 - 4 tuổi:

- Dành ít nhất 180 phút cho nhiều loại hoạt động thể chất ở bất kỳ cường độ nào, trong đó ít nhất 60 phút là hoạt động thể chất cường độ trung bình đến mạnh, trải đều trong ngày, càng nhiều càng tốt.

- Không bị gò bó quá 1 giờ, ví dụ như xe đẩy, xe kéo hoặc ngồi trong thời gian dài. Thời gian tĩnh tại trên màn hình không quá 1 giờ, càng ít càng tốt. Khi ít vận động, khuyến khích tham gia đọc và kể chuyện với người chăm sóc.

4. Giúp trẻ có giấc ngủ đầy đủ 

Giấc ngủ tốt sẽ giúp tinh thần trẻ thoải mái. Những nhà nghiên cứu tại ĐH Otago, New Zealand, cho biết: trẻ ngủ không tốt thường liên quan đến sự mất cân bằng năng lượng hơn so với trẻ ngủ đủ. Để trẻ có giấc ngủ tốt, cha mẹ nên làm như sau:

- Đối với trẻ dưới 1 tuổi: Có 14 - 17 giờ (0 - 3 tháng tuổi) hoặc 12 - 16 giờ (4 - 11 tháng tuổi) có chất lượng giấc ngủ tốt, bao gồm cả ngủ trưa.

- Đối với trẻ 1 - 2 tuổi: Có 11 - 14 giờ ngủ chất lượng tốt, bao gồm cả giấc ngủ trưa, với thời gian ngủ và thức dậy đều đặn.

- Đối với trẻ 3 - 4 tuổi: Có 10 - 13 giờ ngủ chất lượng tốt, bao gồm cả giấc ngủ trưa, với thời gian ngủ và thức dậy đều đặn.

5. Hạn chế việc trẻ ăn các thực phẩm kém lành mạnh 

Đứa trẻ nào cũng mê mẩn những món đồ ăn nhanh như gà rán, nước ngọt... nhưng chúng hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Nhiều cha mẹ chiều chuộng cho con ăn thoải mái cũng rất dễ khiến sức khỏe của bé bị ảnh hưởng.

Hậu quả của thói quen ăn uống không lành mạnh này không chỉ dừng lại là béo phì, tim mạch hoặc đái tháo đường lâu dài mà còn ảnh hưởng đến trí não và tình trạng kén ăn. Bản chất các loại kẹo, bánh, nước ngọt đều có chứa rất nhiều đường. Dù là trẻ con hay người lớn nếu tiêu thụ quá nhiều đường sẽ gây hại cho sức khỏe, đó là nguy cơ thừa cân, béo phì, tiểu đường, huyết áp, tim mạch...

Thế nên, bố mẹ cố gắng duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường rau củ quả và đồ hấp, hạn chế đồ dầu mỡ, chiên rán để đảm bảo sức khỏe của con.

6. Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ trong gia đình

Đối với trẻ em, niềm vui được duy trì trong gia đình sẽ giúp trẻ thông minh, biết yêu thương chia sẻ, biết cảm thông, có trách nhiệm với gia đình và các tập thể mà các em tham gia sau này. Chỉ có môi trường tuyệt vời của gia đình mới có thể mang đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện cho trẻ.

Khung giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ từ sơ sinh đến 12 tuổi, cha mẹ áp dụng đúng giúp con phát triển IQ và chiều cao

Thức khuya không chỉ ảnh hưởng đến việc phát triển trí tuệ mà còn gây hại đến rất nhiều phương diện khác của trẻ. Dưới đây là khung thời gian "vàng" giúp trẻ khỏe mạnh hơn.

TIN MỚI NHẤT