Chế độ dinh dưỡng của bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Mẹ bầu 06/04/2018 16:08

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp với mục tiêu tăng từ 1 - 2 kg.

Thời kỳ đầu mang thai, mẹ bầu sẽ dần cảm thấy sự thay đổi rõ rệt diễn ra trong cơ thể. Người mẹ lúc này đang dần hình thành một sinh linh mới khiến các hormone nội tiết thay đổi, cần nhiều dinh dưỡng hơn để cung cấp cho thai nhi.

Chế độ dinh dưỡng của bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ - Ảnh 1
Bà bầu sẽ dần cảm nhận sự khác biệt khi mang thai những tháng đầu tiên - Ảnh minh họa: Internet

Bà bầu bắt đầu có hiện tượng ốm nghén, luôn trong trạng thái mệt mỏi, đau tức ngực. Các hormmone Estrogen, Oxytocin, Prolactin… tiết ra khiến mẹ bầu cảm thấy uể oải. Chính vì thế, bà bầu mang thai 3 tháng đầu cần thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày để đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể và thai nhi.

Chế độ dinh dưỡng của bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng tháng thứ nhất

Trong những tuần đầu tiên, bào thai mới hình thành nên mẹ chưa cảm nhận được sự tồn tại của bé. Bà bầu chỉ cảm thấy những cơn buồn nôn và khó chịu vùng bụng. Thời điểm này, mẹ bầu cần lưu ý ăn đa dạng các thực phẩm cung cấp nhiều chất sắt, axit folic nuôi thai nhi. Tuyệt đối kiêng ăn các thực phẩm gây kích thích tử cung có nguy cơ dọa sẩy, các thức ăn nhiễm độc hoặc các thức ăn giàu chất béo, nhiều dầu.

Chế độ dinh dưỡng của bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ - Ảnh 2
Bà bầu nên tăng cường ăn các thực phẩm nhiều sắt và axit folic - Ảnh minh họa: Internet

Thay vì 3 bữa ăn chính, bà bầu có thể chia nhỏ thành 6 bữa để cơ thể dễ tiêu hóa. Nên uống nước giữa các bữa ăn, không nên uống trong bữa ăn kẻo làm loãng dịch vị dạ dày.

Chế độ dinh dưỡng tháng thứ hai

Theo các chỉ số phát triển, trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu chỉ cần tăng từ 1 – 2 kg. Quan niệm mẹ bầu phải “ăn cho cả hai” hoàn toàn sai lầm. Các bà bầu hiện nay có chế độ ăn uống một cách khoa học nhưng vẫn đảm bảo lượng calo cần thiết hàng ngày sẽ tăng thêm 200 – 275 calo so với bình thường.

Chế độ dinh dưỡng của bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ - Ảnh 3
Bà bầu mang thai tháng thứ 2 nên ăn nhiều ngũ cốc và các loại hạt - Ảnh minh họa: Internet

Các loại ngũ cốc, bánh mì, rau, trái cây, sữa, các chế phẩm từ sữa, thịt, các loại đậu… là những thực phẩm thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu tháng thứ 2. Bên cạnh đó, hàm lượng sắt và axit folic vẫn đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn này, hỗ trợ sự phát triển hệ thần kinh thai nhi. Những ly sữa bầu cũng cung cấp lượng canxi không nhỏ nuôi cơ thể mẹ và bé.  

Chế độ dinh dưỡng tháng thứ ba

Bước sang tháng thứ ba, các dấu hiệu ốm nghén của mẹ bầu giảm đi. Lúc này, chị em mới cảm thấy thèm ăn nhiều thực phẩm. Chị em nên duy trì thói quen chia nhỏ các bữa ăn và đặt mục tiêu tăng từ 0,4kg – 1,7kg.

Mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề về chế độ dinh dưỡng trong tháng cuối của tam cá nguyệt thứ nhất:

- Tăng cường ăn nhiều rau và trái cây trong hầu hết các bữa ăn. Chị em nên ăn các loại rau củ quả giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất kèm các loại hạt, đồ ăn vặt giàu dinh dưỡng.

- Uống 8 ly nước/ngày, có thể bổ sung thêm bằng nước ép trái cây tươi tự làm, súp, các món canh, sữa ít béo giàu canxi (3 – 4 ly/ngày).

Chế độ dinh dưỡng của bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ - Ảnh 4
Bà bầu tháng thứ 3 nên uống đủ 8 ly nước mỗi ngày - Ảnh minh họa: Internet

- Tiếp tục uống các viên uống bổ sung sắt, axit folic, canxi theo tư vấn của bác sĩ.

Nghiêm túc thực hiện chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu như trên, mẹ bầu sẽ trải qua tam cá nguyệt đầu tiên một cách nhẹ nhàng, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Mùa hè có đủ các loại hoa quả mẹ nên ăn để bầu "khỏe re", con lại thông minh

Thay vì tập trung ăn các loại đồ bổ dưỡng khiến con chẳng hấp thu được bao nhiêu mà mẹ lại tăng cân nhiều, bạn hãy ăn các loại hoa quả vừa ngon vừa bổ này.

TIN MỚI NHẤT