Lễ nhập hạ của người Khmer – Nét văn hóa độc đáo của phật giáo Khmer Nam Bộ

Du lịch 06/08/2018 14:51

Bên cạnh các lễ hội lớn như Lễ Chol Chnam Thmey, Lễ Sene Dolta, Lễ Ok OmBok… thì Lễ Nhập Hạ của người Khmer cũng được xem là một nét văn hóa đặc sắc của người Khmer Nam Bộ.

Lễ nhập hạ của người Khmer được xem là di sản mang nhiều giá trị văn hóa – lịch sử lâu đời với nhiều nét đặc thù, độc đáo của văn hóa địa phương. Trong lễ hội, bên cạnh niềm vui cộng đồng, còn thể hiện niềm mong muốn giữ gìn đạo lý trong các mối quan hệ cuộc sống, cầu chúc may mắn cho những người xung quanh. Đây chính là nền tảng của đời sống tinh thần và là nét đẹp tâm hồn của đồng bào Khmer Nam bộ.

Ý nghĩ lễ nhập hạ của người Khmer

Lễ nhập hạ của người Khmer cầu cho mùa màng thuận lợi, tăng năng suất mùa vụ
Lễ nhập hạ của người Khmer cầu cho mùa màng thuận lợi, tăng năng suất mùa vụ

Mỗi nghi lễ trong lễ nhập hạ của người Khmer đều gắn liền với nét đẹp văn hóa giáo lý Phật giáo. Lễ nhập hạ được bắt đầu tổ chức vào khoảng rằm tháng 6 âm lịch hàng năm. Thời gian này cũng là lúc bước vào mùa mưa khi bắt đầu vào mùa gieo trồng và cày cấy theo lịch của đồng bào Khmer. Theo tiếng Khmer, lễ nhập hạ còn gọi là lễ Chol Neasa hay Bun Chôl Vô Sa.

Lễ nhập hạ có ý nghĩa quan trọng đối đồng bào Khmer, nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình yên vui hạnh phúc. Lúc này các Phật tử sẽ vào chùa và dâng các vật dụng sinh hoạt cho các chư tăng trong 3 tháng nhập hạ hay gọi là tháng Asat.

Lễ nhập hạ cũng là thời gian để sư sãi chuyên tâm học đạo, trau dồi giáo lý và tự vấn bản thân trong quá trình tu hành, đồng thời vừa tạo điều kiện cho người dân chuyên tâm lao động sản xuất, tăng năng suất cao trong mùa vụ…

Các nghi thức trong lễ nhập hạ

Lễ nhập hạ được lưu truyền từ đời Đức Phật Thích Ca. Lễ được diễn ra trong hai ngày chính:

Ngày thứ nhất:

Ngày đầu tiên lễ nhập hạ diễn ra vào buổi chiều
Ngày đầu tiên lễ nhập hạ diễn ra vào buổi chiều

Diễn ra vào buổi chiều. Đồng bào Phật tử Khmer sẽ đem hoa, lễ vật đến chùa để làm lễ cầu nguyện. Đèn cầy là một lễ vật không thể thiếu, các Phật tử dâng đến chùa để thắp liên tục ngày đêm trong ba tháng nhập hạ. Mang đèn cầy đến chùa trong ngày nhập hạ có một ý nghĩa to lớn đó là cầu cho gia đình giàu sang phú quý, yên vui, hạnh phúc ở kiếp này cũng như kiếp sau. Ánh sáng từ chiếc đèn là cầu mong cho tinh thần được minh mẫn sáng suốt, làm ăn được suôn sẻ.

Ngày thứ 2:

Đồng bào Phật tử đem cơm, nước, gạo… đến chùa để dâng lên Đức Phật cùng sư sãi. Điều này có ý nghĩa cầu siêu cho người quá cố và cầu bình an, hạnh phúc cho gia đình, cho người trong phum, sóc.

Trong ngày thứ 2 này, các đồng bào Phật tử sẽ vào chùa rất đông để nghe sư sãi tụng kinh cầu an, cầu siêu và thuyết pháp, sau đó đồng bào Khmer lấy lễ vật dâng lên kiệu có trang hoàng hoa lá gọi là sân-khưc, khiêng đi ba vòng xung quanh chánh điện. Tiếp theo dâng đèn cầy vào chánh điện và thắp sáng lên để làm lễ nhập hạ.

Ngày thứ 2 các phật tử sẽ vào chùa rất đông
Ngày thứ 2 các phật tử sẽ vào chùa rất đông

Do đó, thời gian này các sư sãi không được đi khỏi chùa để chuyên tâm học kinh Phật, thực hiện làm lễ đầy đủ vào các giờ lễ, giữ giới luật và tinh thần được thanh tịnh, trau dồi giáo lý.

Trong thời gian nhập hạ, tại các chùa Khmer còn đánh trống nhập hạ vào hai buổi: sáng (bắt đầu từ 4 giờ - 5 giờ) và chiều (từ 16 giờ -17 giờ). Tiếng trống chùa vang lên thông báo cho tất cả đồng bào của phum, sóc chủ động về thời gian trong sản xuất, sinh hoạt. Đây cũng chính là nền tảng của đời sống tinh thần và là nét đẹp tâm hồn của đồng bào Khmer Nam Bộ. 

Lý giải tại sao Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 lại ăn bánh ú, rượu nếp

Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 hàng năm, dân ta lại ăn các món bánh ú tro, rượu nếp, lý giải tại sao ngày này lại có tục lệ như vậy, chắc hẳn nhiều người sẽ rất bất ngờ.

TIN MỚI NHẤT