Trẻ sốt 39 độ phải làm gì?

Chăm sóc con 04/09/2019 05:00

Trẻ bị sốt cao hơn 39 độ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm, các mẹ cần nhanh chóng xử trí để tránh được những biến chứng xấu cho sức khỏe và sự phát triển của bé

Sốt thường là biểu hiện của các bệnh nhiễm trùng nhưng cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh không nhiễm trùng như các bệnh ác tính hoặc do một số loại thuốc. Khi các tác nhân gây sốt tác động vào cơ thể, trung tâm điều nhiệt bị kích thích làm cơ thể tăng tạo nhiệt và giảm thải nhiệt, do vậy cơ thể thiết lập nên một ngưỡng nhiệt độ mới cao hơn so với ngưỡng bình thường và vì thế thân nhiệt bình thường trở thành thấp.

Để biết chính xác trẻ sốt bao nhiêu độ, cha mẹ có thể đo nhiệt độ ở miệng (trẻ 4 tuổi trở lên), ở tai (trẻ trên 6 tháng) hoặc đo thân nhiệt ở nách (cho trẻ dưới 3 tháng) được cho là cách đo chính xác nhất.

Khi kẹp nhiệt kế vào khuỷu tay trẻ (đã được lau khô) trong vòng 4-5 phút thì lấy ra và đọc nhiệt độ. Nếu vạch chạy đến con số 39 thì có nghĩa là trẻ đang sốt 39 độ C.

Khi trẻ sốt 39 độ phải làm gì?

Không ít bà mẹ khi thấy con bị sốt thường băn khoăn bé sốt 39 độ phải làm gì? Thông thường sẽ ra hiệu thuốc mua kháng sinh về cho con uống mà không cần phải thông qua thăm khám. Điều này có thể sẽ gây hại cho chính đứa trẻ.

Để giảm sốt cho trẻ có nhiều phương pháp khác nhau, các mẹ hãy:

- Mặc đồ thoáng giúp hạ sốt cho trẻ: Nhiều bà mẹ khi thấy con rét lại quấn nhiều quần áo và đắp chăn, làm vậy sẽ khiến thân nhiệt của con càng tăng lên, dẫn đến sốt cao hơn, nguy hiểm cho con. Lúc này các mẹ phải làm mọi cách để nhiệt độ cơ thể các con hạ xuống.

- Giữ không gian thoáng mát: Nếu sử dụng điều hòa, mẹ nên để nhiệt độ ở mức khoảng 27-28 độ C. Nếu không có điều hòa, mẹ hãy mở cửa cho thông thoáng kết hợp với quạt, nếu là mùa đông mẹ hạn chế gió lùa vào và nên có máy sưởi.

- Lau người cho trẻ bị sốt bằng khăn ấm: Các mẹ tuyệt đối không dùng khăn lạnh để lau cho bé đang bị sốt, nước lạnh khiến lỗ chân lông không mở làm cho nhiệt không thoát ra được ngoài, chườm lạnh không cải thiện tình trạng sốt của trẻ.

Muốn thoát nhiệt ra ngoài, mẹ phải dùng khăn ngâm nước ấm, lau 2 bên nách, 2 bẹn, các khớp cổ tay, cổ chân, đây chính là những vị trí trên cơ thể bé, thực hiện đúng phương pháp này thân nhiệt của con sẽ thuyên giảm.

- Bổ sung trái cây giàu vitamin: Mẹ cho trẻ uống nhiều nước, ăn trái cây giàu vitamin C, các mẹ nên cho uống nước cam hoặc nước trái cây giàu vitamin C.

- Uống Oresol: Cho trẻ uống Oresol để bù điện giải giúp hạ sốt, giúp cân bằng điện giải cho cơ thể. Có nhiều loại như oresol gói bột, oresol nước, các mẹ nên mua dạng nước hoặc oresol cam dành cho trẻ em rất dễ uống. Tuy nhiên, việc uống Oresol đối với trẻ phải thật cẩn thận, uống đúng liều lượng ghi trên bao bì, các mẹ lưu ý không được uống quá liều. Tốt nhất mẹ hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên môn để đảm bảo con uống thuốc đem lại hiệu quả tốt nhất.

- Duy trì chế độ ăn uống phù hợp: Mẹ nên có các chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, song phải đảm bảo dễ tiêu hóa và nhiều chất xơ. Chế độ ăn với đầy đủ các dưỡng chất cần thiết sẽ giúp bé cải thiện sức khỏe và tăng cường sức đề kháng giúp bé hạ sốt một cách nhanh chóng.

- Sử dụng thuốc hạ sốt cho bé: Qua rất nhiều trường hợp ngộ độc do lạm dụng thuốc hạ sốt, từ đó một số mẹ sợ không dám cho bé dùng vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng thuốc hạ sốt không nguy hiểm nếu mẹ dùng đúng liều và đúng loại.Việc dùng thuốc phải tuân thủ đúng liều lượng, thời gian giữa 2 lần uống ghi trên bao bì thuốc, không nên dùng quá liều hoặc dùng liều thấp. Để đảm bảo an toàn, các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sỹ khi dùng thuốc hạ sốt cho bé..

- Hạn chế tắm cho bé khi đang bị sốt: Khi bé sốt, cơ thể thường yếu, vì thế mẹ nên hạn chế không nên cho bé tắm, chỉ nên lau người bằng nước ấm cho sạch sẽ, vệ sinh phòng thoáng mát.

- Không mặc nhiều quần áo: Khi sốt cao bé có rét run cũng chỉ nên đắp chăn thật mỏng, mặc quần áo càng thoáng mát càng tốt. Việc này rất quan trọng, không ít mẹ làm ngược lại và hậu quả thật khôn lường.

Trẻ sốt 39 độ phải làm gì? - Ảnh 1

Khi sốt cao bé có rét run cũng chỉ nên đắp chăn thật mỏng. Ảnh minh họa

Trẻ bị sốt 39 độ khi nào cần đến bệnh viện?

Trường hợp bé sốt 39 độ C trở lên, kèm theo một số các triệu chứng sau thì cần phải đến bệnh viện:

- Trẻ từ 3 tháng tuổi trở xuống: Bé dưới 3 tuổi bị sốt cao, mẹ không nên tự điều trị ở nhà. Cơ thể và sức đề kháng của bé rất yếu, vì thế mẹ cần ngay lập tức đưa con đến địa chỉ y tế uy tín để được bác sĩ khám và điều trị.

- Sốt cao liên tục: Trẻ sốt liên tục kéo dài tới trên tận 3 ngày, hơn 24 giờ đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi cần đi đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Trẻ bị sốt cao kèm theo các biểu hiện như đau tai, phát ban, cổ cứng, đau rát họng, đau đầu dữ dội.

- Trẻ có dấu hiệu lên cơn co giật: Để trẻ co giật mới đưa đến bệnh viện chứng tỏ mẹ đã quá chủ quan và lơ là. Chỉ cần nhìn thấy bé sốt 39 độ chân tay lạnh bất thường là phải đưa đi bệnh viện ngay.

Từ những dấu hiệu kể trên, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện hoặc bác sĩ uy tín để có các phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bé yêu.

Trong quá trình chăm sóc trẻ bị sốt, phụ huynh cần theo dõi nhiệt độ thường xuyên cho trẻ, theo dõi nhiệt độ 1-4 giờ 1 lần tùy thuộc vào tình trạng của trẻ. Thông thường phải theo dõi nhiệt độ 30 phút sau khi cho trẻ dùng thuốc hạ sốt cho trẻ, khi nhiệt độ bắt đầu giảm theo dõi 1 giờ 1 lần đến khi nhiệt độ giảm xuống dưới 38 độ C.

Sốt đúng 1 ngày, bé gái 21 tháng tuổi đã bị viêm màng não, để lại di chứng nặng nề và bài học cảnh tỉnh các mẹ

Sau một trận sốt co giật, bé Huyền Anh từ một đứa trẻ lanh lợi, thông minh mà nhận thức về số 0, tay không cầm nắm được vì nhiễm căn bệnh nguy hiểm viêm màng não.

TIN MỚI NHẤT