Trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi, cha mẹ cần phải làm gì? 

Chăm sóc con 02/04/2020 13:40

Trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi sẽ trở nên biếng ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra, do đó cha mẹ cần tìm hiểu kỹ để có cách chăm sóc và điều trị phù hợp cho trẻ.

Bất kỳ thời điểm nào trong năm, trẻ cũng có thể bị nhiệt miệng sưng lợi. Dù không phải là căn bệnh nặng, nhưng chúng mang đến những cơn đau rất khó chịu, đặc biệt là khi ăn uống, khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn uống, giảm cân nhanh… Vì vậy cha mẹ không nên xem nhẹ. 

Dấu hiệu trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi thường thấy là xuất hiện một hai đốm trắng có kích thước nhỏ, sẽ bị loét rộng nếu không được điều trị. Cha mẹ cần xác định nguyên nhân cụ thể, mới có thể đưa ra phương pháp điều trị triệt để. 

Nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng và sưng lợi

Nhiệt miệng sẽ gây ra những tổn thương ở niêm mạc miệng hoặc nướu răng. Trẻ bị nhiệt miệng thường do một số nguyên nhân sau đây gây ra: 

Theo Đông y, nhiệt miệng là do nhiệt độ bên ngoài quá cao, ảnh hưởng đến thân nhiệt của trẻ, dẫn đến lở loét, nóng rát, miệng hôi, khô, lưỡi đỏ. Khi trẻ ăn quá nhiều chất béo, đồ cay, nóng cộng với nhiệt độ của nước miếng nên gây viêm loét niêm mạc, sưng lợi. 

tre bi nhiet mieng sung loi
Trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi do nhiều nguyên nhân gây ra

Còn theo y học hiện đại, nhiệt miệng, sưng lợi có thể là do sâu răng hoặc viêm chân răng, viêm chóp răng hoặc viêm tủy; Hệ miễn dịch suy giảm vì căng thẳng, ăn uống thiếu chất, bệnh tật..; Nhiễm khuẩn ái khí, kỵ khí và nấm cộng sinh; Suy giảm chức năng gan, gan; Bị vật cứng làm rách niêm mạc miệng như bàn chải đánh răng… Nguy hiểm nhất, nhiệt miệng là dấu hiệu của các bệnh tay chân miệng, viêm loét dạ dày, viêm ruột... 

Chính vì vậy, khi miệng bé xuất hiện một vài đốm màu trắng, ban đầu có kích thước khoảng từ 1-2mm, sau lớn dần lên. Khi ăn mặn và cay sẽ gây đau đớn cho vết loét, thậm chí không thể ăn gì thì cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán. 

Trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi phải làm sao? 

Phần lớn, các trường hợp trẻ bị lở miệng sưng lợi đều không quá nguy hiểm và sẽ nhanh chóng tự khỏi trong khoảng 1 tuần. Nhưng vẫn sẽ gây nhiều đau đớn và khó chịu cho bé. Vì thế mẹ nên áp dụng một số cách chữa nhiệt miệng sau đây để giúp con dễ chịu hơn. 

Mật ong trị nhiệt miệng cho bé

Khi bé bị nhiệt miệng viêm lợi, mẹ có thể dùng mật ong bôi lên vết loét. Mật ong có hương thơm và vị ngọt nên bé sẽ dễ hợp tác với mẹ trong việc chữa trị này.

tre bi nhiet mieng sung loi 1
Mật ong trị nhiệt miệng cho bé rất tốt

Mật o­ng rất lành, có hoạt tính kháng khuẩn được xem như một loại kháng sinh tự nhiên. Do đó, khi bôi mật o­ng trực tiếp lên các vết thương, vết loét do bị nhiệt miệng sẽ nhanh lành. 

Đặc biệt, khi sử dụng mật ong kết hợp với các loại thuốc kháng sinh sẽ cho kết quả làm lành các vết loét niêm mạc nhanh hơn, nhờ sự có mặt của 2 thành phần acid Panthotenic và Albumin sẵn có trong mật o­ng.

Do đó, mẹ hãy bôi mật ong 2 lần/ngày vào sáng, tối cho trẻ, để nhanh chóng chữa khỏi tình trạng nhiệt miệng cho bé. 

Chữa nhiệt miệng cho bé bằng sữa chua

Tình trạng nhiệt miệng ở trẻ có thể là do vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) hoặc bệnh viêm ruột gây ra. Nếu đẩy lùi được loại vi khuẩn này, các mẹ có thể chữa khỏi được tình trạng nhiệt miệng cho bé. 

Các nghiên cứu từ nam 2007 đã chỉ ra rằng, men vi sinh sống như lactobacillus sẽ giúp diệt trừ H. pylori và điều trị một số loại bệnh viêm ruột khá hiệu quả. Do đó, khi trẻ bị nhiệt miệng do vi khuẩn H. pylori thì men vi sinh sống trong sữa chua có thể giúp vết thương nhanh lành. Vì vậy, mẹ hãy cho bé ăn sữa chua mỗi ngày để phòng ngừa cũng như chữa nhiệt miệng sưng lợi hiệu quả. 

Trị nhiệt miệng sưng lợi cho bé bằng dầu dừa

Dầu dừa là một loại dược liệu được chiết xuất từ thiên nhiên, mang lại tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người. Trong dầu dừa tồn tại nhiều thành phần quan trọng như: Canxi, sắt, Vitamin E, magie, acid myristic, acid lauric… Đây đều là những dưỡng chất có đặc tính kháng khuẩn mạnh, chống oxy tự nhiên giúp tiêu diệt các vi khuẩn, bảo vệ và tái tạo làn da mới nhanh chóng.

Hơn nữa, gần đây các nhà khoa học cũng đã chứng minh được rằng, trong dầu dừa có chứa các enzym có lợi như antimicrobial, anti-fungal. Những enzym này làm giảm và ức chế sự lây lan triệu chứng của bệnh trên cơ thể, làm dịu cơn ngứa và tổn thương do nhiệt miệng sưng lợi gây ra. Do đó, dầu dừa có tác dụng chữa nhiệt miệng sưng lợi cho trẻ em rất hiệu quả.

tre bi nhiet mieng sung loi 2
Dùng dầu dừa trị nhiệt miệng cho trẻ rất tốt

Ngoài ra, dầu dừa còn giúp trẻ tránh được sự viêm nhiễm, tổn thương trên da. Vì vậy, buổi sáng sau khi ăn sáng và vệ sinh sạch sẽ khoang miệng xong, mẹ hãy lấy một lượng dầu dừa nhỏ cho bé ngậm trong miệng. Sau đó mẹ vệ sinh tay sạch sẽ, cho ngón tay vào massage chỗ vết loét nhiệt miệng nhẹ nhàng bằng dầu dừa. 

Buổi tối trước khi đi ngủ thì mẹ dùng tăm bông lau vết nhiệt miệng, sau đó lấy đầu bông có thấm dầu dừa chấm vô vết nhiệt miệng mà xoa đều một cách nhẹ nhàng.

Chữa nhiệt miệng bằng baking soda

Baking Soda hay còn gọi là thuốc muối, muối nở, có thành phần chính là Natri hidrocacbonat (NaHCO3) dạng màu trắng, dễ tan trong nước, hút ẩm tốt. Ngoài chức năng làm đẹp, Baking Soda còn được sử dụng rộng rãi trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng, giảm đau do viêm nướu, nhiệt miệng khá hiệu quả.

Nhờ vào khả năng sát khuẩn, làm sạch vết thương nên Baking Soda nhanh chóng chữa được nhiệt miệng trong thời gian ngắn chỉ sau 1, 2 ngày.

Các mẹ hãy pha 1 thìa cà phê bột Baking Soda với 1 thìa cà phê muối ăn và cho thêm 100ml nước lọc, trộn đều, dùng tăm bông chấm lên vết nhiệt miệng cho bé, sẽ giúp giảm đau hiệu quả.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể pha loãng hỗn hợp Baking Soda với muối ăn và nước, cho bé súc miệng ngày 4-6 lần/ để khỏi nhiệt miệng. 

Trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi nên ăn gì? 

Bên cạnh việc áp dụng chữa trị bằng các phương pháp trên, khi trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi mẹ cũng cần chú ý hơn đến chế độ dinh dưỡng của con. Nhiệt miệng trẻ sẽ rất biếng ăn do thức ăn vào làm cho vết loét đau nhức, khó chịu thậm chí là chảy máu. Vì vậy, mẹ cần phải tổ chức bữa ăn cho trẻ thật khoa học để nhanh khỏe. 

Nên cho bé uống nhiều nước

Mất nước làm cho tình trạng lở miệng của trẻ thêm nghiêm trọng hơn. Vì thế, mẹ cần bổ sung nhiều nước cho trẻ để làm cho những vết thương bên trong bị đau dịu xuống. Mẹ có thể bổ sung nước bằng cách cho trẻ uống nhiều nước lọc và các loại nước ép trái cây như: Cà chua, chanh, cam, củ cải, rau diếp cá, rau ngót…

Ăn nhiều trái cây giàu vitamin C

Mẹ cũng hãy tăng cường cho trẻ ăn nhiều loại trái cây có tính mát như đu đủ, dưa hấu, chuối, kiwi, dâu tây… vừa trị nhiệt miệng lại còn cung cấp Vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng, làm mát cơ thể.

tre bi nhiet mieng sung loi 3
Trẻ ăn uống khoa học sẽ không bị nhiệt miệng sưng lợi

Bên cạnh đó, mẹ cần cho trẻ ăn thêm nhiều loại rau xanh như bông cải xanh, rau bina… Điển hình bông cải xanh chứa lượng vitamin C khoảng 89mg cho 100g bông cải. Ngoài ra bông cải xanh cũng giàu beta-carotene, carotenoid, vitamin B (gồm cả folate), canxi, kẽm và chất xơ… tốt cho sức đề kháng của trẻ. Khi chế biến, mẹ nên luộc chín, mềm hoặc hấp để giữ lại lượng vitamin, không làm mất đi thành phần hiệu quả cho sức khỏe.

Qua đây, các mẹ có thể thấy, hoàn toàn có thể phòng ngừa được việc trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi thông qua chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Do đó, mẹ cần có sự thống nhất về việc bổ sung các loại nước ép và thực phẩm vào khẩu phần ăn hàng ngày cho bé một cách khoa học. 

Bé trai 7 tháng tuổi bị nhiệt miệng, bà thương cháu dùng “thần dược” trị bệnh khiến bé nguy kịch, hối hận không kịp

Một bé trai 7 tháng tuổi người Thanh Hóa bị nhiệt miệng, bà nội dùng thuốc cam vừa bôi vừa uống cho cháu khiến cho bé rơi vào tình trạng nguy kịch.

TIN MỚI NHẤT