Mách mẹ các bước vệ sinh rốn đúng cách cho trẻ sơ sinh, tránh nhiễm trùng theo lời khuyên của bác sĩ

Chăm sóc con 23/06/2018 17:55

Vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh là việc làm tưởng chừng đơn giản nhưng chỉ cần sơ suất nhỏ cũng có thể gây ra nhiễm trùng. Mẹ cần làm gì để vệ sinh rốn đúng cách cho trẻ sơ sinh?

Các bước vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh

Khi còn nằm trong bụng mẹ, dây rốn chính là bộ phận vận chuyển chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ sang thai nhi. Sau khi bé chào đời, dây rốn đã hoàn thành nhiệm vụ nên được cắt bỏ, còn lại phần cuống rốn ngắn và sẽ rụng trong vòng 7 - 10 ngày.

Chia sẻ với Phụ nữ sức khỏe, Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết trẻ cần được vệ sinh rốn một cách sạch sẽ và cẩn thận.

Mách mẹ các bước vệ sinh rốn đúng cách cho trẻ sơ sinh, tránh nhiễm trùng theo lời khuyên của bác sĩ - Ảnh 1
Trẻ sơ sinh cần được vệ sinh rốn mỗi ngày nhằm tránh các trường hợp nhiễm trùng - Ảnh minh họa: Internet

Để vệ sinh rốn đúng cách cho trẻ sơ sinh trong những tháng đầu tiên, mẹ cần thực hiện theo các bước:

Bước 1: Mẹ sửa rạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn, sau đó tiếp tục dùng cồn 70 độ sát trùng.

Bước 2: Tháo băng rốn trẻ sơ sinh (nếu có) và quan sát tình trạng của rốn (rốn có mùi lạ, màu lạ, dịch mủ ưng đỏ, có chảy máu hay không…).

Bước 3: Dùng tăm bông thấm vào chậu nước sôi để nguội đã chuẩn bị rồi lần lượt lau theo thứ tự: Chân rốn, cuống rốn, thân rốn, bề mặt cuống rốn. Tiếp đến, dùng bông thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn của trẻ. Sau mỗi lần sát trùng mẹ lưu ý nên thay tăm bông mới.

Mách mẹ các bước vệ sinh rốn đúng cách cho trẻ sơ sinh, tránh nhiễm trùng theo lời khuyên của bác sĩ - Ảnh 2
Mẹ dùng tăm bông và dung dịch cồn 70 độ vệ sinh rốn cho trẻ -  Ảnh minh họa: Internet

Bước 4: Tiếp tục sát trùng vùng da quanh rốn trẻ sơ sinh bằng cồn 70 độ.

Bước 5: Sau khi để vùng rốn thông thoáng, khô ráo, mẹ băng rốn trẻ sơ sinh như ban đầu. Trên thực tế, mẹ có thể không cần dùng băng rốn cho trẻ sơ sinh.  

Những lưu ý khi vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh

Trong quá trình vệ sinh rốn cho trẻ, mẹ cần lưu ý làm sạch là tiêu chí hàng đầu. Rốn trẻ sơ sinh không được làm sạch cẩn thận có nguy cơ nhiễm trùng nguy hiểm. Ngoài ra, bộ phận này cũng cần giữ cho thông thoáng, không quấn băng quá dày, không để quần áo hoặc bỉm che vùng rốn của trẻ.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh khuyến cáo mẹ khi thực hiện việc vệ sinh rốn cho trẻ cần rửa sát chân rốn, không nên rửa sơ qua bên ngoài kẻo không đảm bảo được độ sạch của rốn. Nếu quan sát thấy rốn trẻ không sạch, mẹ hãy rửa bằng cồn 70 độ sau đó tiến hành bôi dung dịch betadin hoặc milian.

Mách mẹ các bước vệ sinh rốn đúng cách cho trẻ sơ sinh, tránh nhiễm trùng theo lời khuyên của bác sĩ - Ảnh 3
Có thể dùng cồn 70 độ vệ sinh và bôi các dung dịch chuyên dụng khi rốn trẻ sơ sinh chưa được sạch - Ảnh minh họa: Internet

Trường hợp rốn trẻ sơ sinh luôn rỉ nước, vệ sinh nhiều lần nhưng không sạch, mẹ nên đưa trẻ đi khám vì có thể do chồi rốn. Hiện tượng chồi rốn xuất hiện khi chân rốn mọc lên như chồi, kích thước lớn bằng hạt đậu. 

Sau 2 – 3 tháng nếu rốn trẻ sơ sinh còn rỉ dịch mẹ cũng nên đưa trẻ đi siêu âm để các bác sĩ xem xét trẻ có bị tật nang rốn ruột hay không. Nếu mắc chứng này trẻ sẽ phải tiến hành phẫu thuật, bác sĩ Khanh thông tin.

Viêm xoang ở trẻ em có gây biến chứng?

Trẻ em cũng có thể bị viêm xoang (VX) do hiện tượng viêm nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, virut) ngược dòng từ họng, mũi, phế quản… đi lên. Triệu chứng của VX ở trẻ em khó chẩn đoán hơn rất nhiều so với VX ở người lớn.

TIN MỚI NHẤT