Hiểu rõ 9 điều này về trẻ sơ sinh, mẹ chăm con nhàn tênh, nuôi mấy chục đứa vẫn kham được tất

Chăm sóc con 27/09/2018 13:00

Chắc hẳn những chị em lần đầu được làm mẹ sẽ vô cùng bối rối không biết phải chăm con thế nào thật tốt mà lại nhàn cho mình phải không nào? Đừng quá lo lắng, chỉ cần các mẹ hiểu rõ 9 điều này về trẻ sơ sinh là mọi chuyện đều có thể giải quyết dễ dàng.

Khi mới chào đời con không xinh xắn như lời đồn

Hiểu rõ 9 điều này về trẻ sơ sinh, mẹ chăm con nhàn tênh, nuôi mấy chục đứa vẫn kham được tất - Ảnh 1

Thông thường, đầu bé sẽ bị ép lại để có thể chui lọt đường ra chật hẹp từ tử cung của mẹ và cơ thể bé bị phủ đầy lông tơ, nhìn hơi sờ sợ. Ngoài ra, mặt bé sẽ sưng phồng lên và đôi mắt thường xuyên nhắm lại, díp vào nhau một chút sau 9 tháng nằm trong tử cung. Nhưng các mẹ yên tâm nha, bé sẽ sớm thay da đổi thịt và trông giống với những đứa trẻ xinh xắn, dễ thương khác mà các mẹ vẫn luôn tưởng tượng.

Bé sẽ không nhoẻn miệng cười cho đến khi được 6 tuần tuổi

Nghe có vẻ bé con lạnh lùng quá phải không? Nhưng mẹ phải thích nghi để có sức chịu đựng sự khó chịu và những cơn khóc quấy oe oe của bé. Để vượt qua khoảng thời gian vắt kiệt sức và "hao tổn" dòng cảm xúc trong thời kỳ sau sinh, mẹ hãy luôn tự nhủ: Sự nỗ lực của mình sẽ không trôi qua uổng phí. Khi bé đã kịp thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ và cơ thể dần thiện mọi thứ sẽ thay đổi dần dần nhé!

Tắm bé cẩn thận cho đến khi cuống rốn rụng đi nhé!

Hiểu rõ 9 điều này về trẻ sơ sinh, mẹ chăm con nhàn tênh, nuôi mấy chục đứa vẫn kham được tất - Ảnh 2

Nếu cuống rốn của bé được giữ gìn khô ráo, nó sẽ rụng nhanh hơn trong khoảng 2 tuần nha các mẹ. Trong thời gian này, khi thay tã hoặc tắm cho bé, mẹ nên hết sức cẩn thận, đừng để nước tiểu và phân dính vào phần dây rốn của bé. Bên cạnh đó, khi tắm cho bé, mẹ nhớ không nên ngâm người bé ngập phần rốn quá lâu trong nước. Và sau khi tắm xong, mẹ hãy sử dụng miếng gạc mềm thấm nước sạch để lau sạch quanh rốn bé nha. Nếu thấy rốn rỉ máu hay làm mủ, mẹ phải đưa con đi khám ngay để tránh nhiễm trùng rốn nguy hiểm.

Đừng sợ khi thấy thóp đầu của mềm

Mẹ đừng quá sợ sệt khi chạm vào phần thóp mềm mềm trên đỉnh đầu của bé nhé. Phần thóp này luôn phập phồng và đây chính là khoảng không cho não bé tiếp tục hoàn thiện đấy! Cũng nhờ thóp mềm mà giúp bé có thể chui ra khỏi đường sinh chật hẹp từ tử cung của mẹ đó nha. Do dó, đầu bé sơ sinh nào cũng có thóp, không phải là trường hợp ngoại lệ để mẹ phải lo lắng thái quá.

Thóp trẻ sơ sinh sẽ được chia thành: Thóp trước và thóp sau. Khi bé được 3 tháng tuổi, khớp nối xương sọ liền kín lại, làm thóp sau biến mất; còn thóp trước sẽ mất thời gian lâu hơn, khoảng 1 tuổi mới cứng cáp, đều đặn nhé!

Bé sẽ “phát” tín hiệu để mẹ biết mình no rồi

Hiểu rõ 9 điều này về trẻ sơ sinh, mẹ chăm con nhàn tênh, nuôi mấy chục đứa vẫn kham được tất - Ảnh 3

Trẻ sơ sinh cần được bú sau mỗi 2 – 3 giờ. Trường hợp mẹ mà là y tá, mẹ sẽ dễ dàng biết được bé đã bú lượng sữa bao nhiêu rồi. Trong tuần đầu tiên kể từ khi mới sinh ra, bé có thể sẽ giảm khoảng 5 – 8% cân nặng, tuy nhiên sang tuần thứ 2, cân nặng của bé sẽ trở về trạng thái bình thường. Đây là hiện tượng giảm cân sinh lý nên mẹ không phải quá lo lắng.

Mẹ nhớ này, da khô là điều hoàn toàn bình thường với trẻ sơ sinh nha!

Ban đầu, các bé sẽ có làn da mềm mại và mượt mà nhưng sau đó sẽ thay đổi. Các mẹ cứ nghĩ đi, nếu phải ngâm mình ròng rã 9 tháng trời trong nước sau đó ra môi trường không khí thì da chúng ta cũng sẽ khô luôn chứ không riêng gì các bé. Do đó, mẹ không cần làm bất cứ điều gì với cơ thể khô nhăn của bé đâu nhé! Đồng thời, các mẹ phải cẩn thận với những loại kem dưỡng dành cho da sơ sinh đấy! Da bé vô cùng nhạy cảm nên mẹ không thể thoa kem tùy tiện đâu.

Con khóc rất nhiều – đó chính là cách giao tiếp với mẹ

Hiểu rõ 9 điều này về trẻ sơ sinh, mẹ chăm con nhàn tênh, nuôi mấy chục đứa vẫn kham được tất - Ảnh 4

Khóc, đó là cách bé báo cho mẹ biết rằng mình đang đói, lạnh, tã dưới mông bị bẩn hoặc muốn được mẹ ẵm bồng đấy! Những “cuộc trò chuyện” đầu tiên này có lẽ sẽ khiến mẹ rối tung lên vì hoảng loạn nhưng mẹ yên tâm nhé, mẹ chỉ cần bình tĩnh lại và lắng nghe nhu cầu của con. Một đôi lần như thế mẹ sẽ hiểu ngay con muốn nói gì.

Trẻ sơ sinh thường ngủ rất nhiều nhưng không kéo dài

Ở 3 tháng đầu, bé ngủ ngắn lắm nha. Trung bình cứ sau mỗi 2 – 3 tiếng sẽ dậy đòi ti nên mẹ sẽ bị mất ngủ khá trầm trọng. Do đó, các mẹ sắp sinh nên chuẩn bị tinh thần kỹ lưỡng nha. Theo em được biết, 3 tháng đầu tiên sau khi chào đời, bé sẽ ngủ khoảng 6 – 8 tiếng mỗi ngày. Trong thời gian chờ đợi này, các mẹ có thể lập cho bé một thời gian biểu phù hợp cho ngày và đêm: Vào ban ngày, mẹ đừng để bé ngủ quá 3 tiếng mà nên đánh thức bé dậy để cho bú; còn buổi tối, mẹ cứ để bé ngủ cho thỏa mãn nha. Làm như vậy bé sẽ nhanh chóng lấy lại cân nặng như lúc sinh ra á.

Sơ sinh chỉ là giai đoạn thoáng qua thôi

Cả ngày vừa vất vả chăm con, vừa phải trải qua cảm giác căng thẳng, mệt mỏi hoặc cô đơn nhưng điều đó rồi sẽ qua thôi các mẹ nhé! Một số bà mẹ đã chia sẻ như thế này: “Ước gì em biết cách nào đó để làm thời gian trôi qua thật nhanh”; “Không kịp chụp hình hoặc ghi chú thứ gì từ khi có đứa nhỏ”; “Lần đầu làm mẹ, ai cũng luôn cảm thấy áp lực với những việc đơn giản nhất, từ thay tã đến việc tự hỏi rằng có phải con mình đang khóc nhiều hơn những đứa trẻ khác không? Nhưng sang đến lần thứ 2, bạn chỉ việc tận hưởng khoảnh khắc ôm con, cười với con, hôn con và âu yếm con mà thôi.”

"Lọ nước thần thánh" giúp chữa đến 20 loại bệnh cơ bản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Không chỉ là nguyên liệu an toàn cho trẻ nhỏ, loại nước này còn có khả năng phục hồi làn da bị tổn thương hoặc ngừa được những tác dụng có hại trên da...

TIN MỚI NHẤT