4 việc mẹ tuyệt đối không được làm với rốn trẻ sơ sinh

Chăm sóc con 31/12/2017 11:28

Rốn trẻ vừa chào đời rất mong manh và dễ bị viêm nhiễm, vì vậy mẹ cần tuyệt đối lưu ý những điều dưới đây.

Trẻ sơ sinh sau khi lọt lòng mẹ sẽ được các bác sĩ làm thủ thuật kẹp và cắt dây rốn. Bộ phận này sẽ mất khoảng từ 5-7 ngày, thậm chí là 10 ngày để khô dần và rụng đi. Trong thời gian này, rất nhiều bà mẹ thắc mắc có nên làm gì để rốn trẻ nhanh khô.

Thực tế theo các chuyên gia, mẹ không cần làm gì ngoài việc giữ vệ sinh sạch sẽ và khô thoáng cho rốn của trẻ. Đặc biệt, mẹ cần tuyệt đối tránh 5 việc dưới đây sẽ làm tăng nguy cơ rốn trẻ bị nhiễm trùng, lâu lành hơn.

4 việc mẹ tuyệt đối không được làm với rốn trẻ sơ sinh - Ảnh 1
Mẹ cần lưu ý đến việc vệ sinh rốn sau khi sinh. (ảnh minh họa)

Băng rốn quá chặt, quá kín

Trái với suy nghĩ của nhiều mẹ, việc băng chặt, băng kín không giúp bảo vệ rốn cho bé mà lại tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.

Cho bé ngâm mình trong nước quá lâu

Với những bé chưa rụng rốn, khi tắm cho trẻ, mẹ nên hạn chế không để rốn của bé bị ướt, tránh kéo dài thời gian rụng rốn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng rốn. Khi tắm, mẹ nên tắm nhanh và vệ sinh rốn khô ráo ngay sau đó.

Bôi thuốc lạ lên rốn cho trẻ

Theo kinh nghiệm dân gian, đắp lá, bột tiêu… có thể giúp cuống rốn mau khô, nhanh rụng. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm. Theo các chuyên gia y tế, mẹ nên để rốn của trẻ khô tự nhiên, không nên bôi, đắp bất cứ thứ gì lên rốn của bé ngay cả các loại kem dưỡng da để tránh tình trạng nhiễm trùng, và để lại nhiều di chứng nguy hiểm cho trẻ.

4 việc mẹ tuyệt đối không được làm với rốn trẻ sơ sinh - Ảnh 2
Mẹ tuyệt đối không được bôi thuốc lạ lên rốn trẻ. (ảnh minh họa)

Tự ý giật núm rốn trước khi dây rốn tự rụng

Việc rốn tự khô và rụng là quá trình tự nhiên, và không cần sự can thiệp của mẹ. Giật, kéo cuống rốn của bé khi rốn chưa đủ “chín” có thể gây đau, chảy máu và nhiễm trùng.

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Bên cạnh những điều cấm kỵ trên, mẹ cần lưu ý đến việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh. Theo thạc sĩ Lê Thị Hương cho biết trên báo Sức khỏe & Đời sống, thông thường, nếu bà mẹ đẻ thường, không có nguy cơ, sản phụ chỉ lưu lại nhà hộ sinh 2-3 ngày và được bác sĩ cho ra viện về nhà tự theo dõi tiếp. Nếu người mẹ ở tại cơ sở y tế thì việc chăm sóc rốn chủ yếu do các y bác sĩ, điều dưỡng viên thực hiện. Khi mẹ và bé về nhà thì việc chăm sóc, theo dõi để phát hiện các bất thường của rốn do sản phụ hoặc người thân thực hiện. Nếu chưa biết cách chăm sóc rốn, các bà mẹ có thể nhờ nhân viên y tế đến nhà hướng dẫn.

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh rất đơn giản: việc tắm, lau người, chăm sóc trẻ là việc làm hàng ngày, song cần giữ cho rốn được khô, thoáng, sạch.

4 việc mẹ tuyệt đối không được làm với rốn trẻ sơ sinh - Ảnh 3
Mỗi lần vệ sinh rốn cho trẻ cần rửa tay bằng xà phòng thật sạch. (ảnh minh họa)

Bà mẹ cần chuẩn bị một số dụng cụ chăm sóc rốn như: cồn 70 độ, bông vô trùng, gạc vô trùng. Tất cả những thứ này có sẵn tại các quầy thuốc. Mỗi lần vệ sinh rốn cho trẻ cần rửa tay bằng xà phòng thật sạch. Gỡ gạc cũ ra, dùng bông đã thấm cồn: 1 miếng lau từ chân rốn ngược lên cuống rốn, 1 miếng lau vòng quanh rốn, chỗ tiếp xúc với da bụng, rồi lau rộng da xung quanh rốn. Để khô, sau đó thay gạc mới, đặt lên rốn rồi kéo băng rốn mới lên. Khi rốn chưa rụng, vệ sinh rốn như vậy mỗi ngày 1 lần.

Khi rốn rụng, về mặt chức năng các mạch máu đã đóng kín nhưng về cơ thể học cũng vẫn thông cho đến ngày thứ 15-20 sau khi sinh. Trong khoảng thời gian mới rụng, các mạch máu rốn sẽ là ngõ vào của các vi trùng gây bệnh. Bởi vậy, khi rốn đã rụng vẫn nên duy trì vệ sinh rốn bằng cồn rồi che rốn bằng gạc mỏng, giữ sạch chỗ lên da non cho đến khi rốn khô hẳn.

Trường hợp thấy rốn có mủ hoặc rớm máu, mùi hôi, cần dùng nước ôxy già để rửa, chờ khô, đặt gạc mỏng lên. Làm như vậy 3 lần/ngày. Trường hợp phát hiện chỗ rốn có sưng đỏ, rốn rỉ dịch, có mủ hoặc vẫn còn ướt sau khi rụng, rốn có mùi hôi, trẻ sốt, bỏ bú thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

Mẹ bầu làm ngay 4 việc này sẽ không sợ THAI NHI bị DÂY RỐN QUẤN CỔ

Hiện tượng thai nhi bị dây rốn quấn cổ là nỗi lo lắng của rất nhiều người, vậy thai nhi bị dây rốn quấn cổ có nguy hiểm không? Và phải làm gì khi gặp tình trạng này?

TIN MỚI NHẤT