Trẻ sẽ không còn mặc cảm, tự ti vì tật nói lắp với những cách chữa đơn giản này

Bài học làm mẹ 25/01/2018 20:28

Ngay khi phát hiện trẻ mắc tật nói lắp, mẹ cần giúp con chữa trị căn bệnh này để không ảnh hưởng đến cuộc sống của bé sau này.

Nói lắp ở trẻ là hiện tượng lặp từ, nói kéo dài nhưng không diễn đạt được ý nghĩ cần nói. Trẻ từ 2,5 – 3 tuổi trở lên thường mắc chứng này trong thời gian đầu tập nói. Có khoảng 80% trẻ nói lắp tự khỏi trong vòng 2 năm, 20% sẽ khỏi khi đi học và 5% trẻ sẽ mắc bệnh nói lắp đến tuổi trưởng thành.

Nguyên nhân trẻ nói lắp

Nhiều chuyên gia cho rằng, trẻ nói lắp do một số nguyên nhân chính sau:

- Thời gian mang thai, người mẹ mắc một số căn bệnh gây tổn thương cho não, trong đó có vùng ngôn ngữ của thai nhi.

- Trẻ bị ảnh hưởng di chứng của căn bệnh viêm não, viêm màng não.

- Trẻ bị ngã, phần đầu bị va đập vào vật cứng dẫn đến tổn thương vùng tiếp nhận và phân tích ngôn ngữ (vùng broca) trong não.

- Trẻ gặp phải cú sốc khiến tâm lý bị chấn động. Trên thực tế, chứng nói lắp do tâm lý chiếm tỷ lệ rất hiếm.

Ngoài ra, nếu trong gia đình có người nói lắp thì trẻ sẽ dễ dàng bắt chước.

Hậu quả khi trẻ bị nói lắp

Khi mắc tật nói lắp, bé sẽ bị hạn chế khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh. Đến tuổi đi học, việc phát âm và diễn đạt khó khăn sẽ khiến bé tự ti, ảnh hưởng đến năng lực học tập.

Trẻ sẽ không còn mặc cảm, tự ti vì tật nói lắp với những cách chữa đơn giản này - Ảnh 1
Bé mắc tật nói lắp sẽ luôn cảm thấy mặc cảm khi giao tiếp với mọi người xung quanh - Ảnh minh họa: Internet

Các nhà khoa học cho biết, trong não bộ trẻ nói lắp có những đoạn rời rạc, cản trở khả năng tiếp nhận và phân tích ngôn ngữ, từ đó làm giảm sức học của trẻ.

Cách chữa tật nói lắp cho trẻ

1. Tạo thói quen tập nói và tập đọc

Với những bé đã biết đọc chữ, mẹ nên mua các thể loại truyện tranh, truyện cổ tích và những loại sách phù hợp lứa tuổi để con luyện đọc. Với trẻ nhỏ hơn, mẹ có thể đọc truyện cho con nghe để mở rộng và phát triển vùng ngôn ngữ.

Trẻ sẽ không còn mặc cảm, tự ti vì tật nói lắp với những cách chữa đơn giản này - Ảnh 2
Mẹ nên mua sách truyện về cho trẻ tập đọc để chữa chứng nói lắp - Ảnh minh họa: Internet

Từ 5 tuổi trở lên, mẹ nên tập cho bé đứng nói trước gương theo những chủ đề nhất định. Con sẽ dần hình thành thói quen diễn đạt ý tưởng một cách rõ ràng, rành mạch và chữa bệnh nói lắp hiệu quả.

2. Thường xuyên đặt câu hỏi cho con

Sau khi kể chuyện cho con nghe hoặc con trình bày xong chủ đề theo yêu cầu của mẹ, bạn nên đặt câu hỏi cho con. Hoạt động này vừa giúp con trình bày lưu loát vừa kích thích khả năng tư duy và khắc phục chứng nói lắp ở trẻ.

3. Khuyến khích trẻ nói lên suy nghĩ

Nhiều trẻ mắc chứng nói lắp thường cảm thấy tự ti khi trò chuyện với mọi người. Những lúc này, mẹ cần bình tĩnh khuyến khích trẻ nói lên suy nghĩ và kiên nhẫn nghe con nói hết câu.

Trẻ sẽ không còn mặc cảm, tự ti vì tật nói lắp với những cách chữa đơn giản này - Ảnh 3
Mẹ hãy động viên con mạnh dạn nói lên suy nghĩ để không còn tật nói lắp - Ảnh minh họa: Internet

Không nên chế nhạo và quát nạt khi con mất một lúc lâu mới diễn đạt được thành câu. Bên cạnh việc khuyến khích trẻ, mẹ nên cho con tham gia các hoạt động tập thể, chơi các trò chơi tốt cho trí não.

Chúc các mẹ thành công với cách chữa tật nói lắp cho trẻ này.

Bí quyết chữa tật nói ngọng cho trẻ bằng những cách đơn giản để con phát âm chuẩn

Để chữa tật nói ngọng cho trẻ ở độ tuổi mầm non, các bậc cha mẹ cần hết sức kiên trì, nhẫn nại và kết hợp nhiều cách đơn giản nhưng lại cực kỳ hiệu quả.

TIN MỚI NHẤT