Ngoài Tin học, bắt đầu từ 2022 - 2023, đây sẽ là môn học BẮT BUỘC cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 5, phụ huynh cần lưu ý

Tin nóng 11/11/2021 13:00

Chương trình giáo dục phổ thông mới quy định có hai môn học bắt buộc ở cấp tiểu học, từ lớp 3 đến lớp 5, cụ thể như sau.

Bắt đầu từ năm học 2022 - 2023, môn tiếng Anh và Tin học sẽ triển khai bắt buộc với học sinh tiểu học từ lớp 3 - 5 (hiện là môn tự chọn). Đây là nội dung được Bộ giáo dục và đào tạo ban hành tại Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới. Ở cấp tiểu học (lớp 3-5), việc dạy học tiếng Anh giúp học sinh bước đầu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, chú trọng nhiều hơn đến hai kỹ năng nghe và nói.

Tiếng Anh trở thành môn bắt buộc với học sinh từ lớp 3 đồng nghĩa với việc sẽ "phổ cập" tiếng Anh cho trẻ em trên khắp cả nước. Nếu triển khai môn học này phù hợp, hiệu quả, sẽ tạo nên sự thay đổi đáng kể về năng lực giao tiếp, giúp thế hệ tương lai có hành trang vững vàng cho những chặng đường phát triển tiếp theo. 

Ngoài Tin học, bắt đầu từ 2022 - 2023, đây sẽ là môn học BẮT BUỘC cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 5, phụ huynh cần lưu ý - Ảnh 1

Ở cấp tiểu học (lớp 3-5), việc dạy học Tiếng Anh giúp học sinh bước đầu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Ảnh minh họa.

Với tư cách là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, môn tiếng Anh còn liên quan trực tiếp và có tác động qua lại với nhiều môn học/nội dung giáo dục khác như Ngữ văn/Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục thể chất, Tin học, Hoạt động trải nghiệm. Tiếng Anh còn là công cụ để dạy và học các môn học khác, đặc biệt là môn Toán và các môn Khoa học tự nhiên.

TS Nghiêm Xuân Huy, Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: "Học tiếng Anh với trẻ em không đơn thuần là học một ngôn ngữ, mà còn là cơ hội để tiếp xúc với nền văn hoá mới mang tính đại chúng, toàn cầu, và có thêm phương tiện để rèn luyện tư duy. Nếu trẻ được học đúng cách, đúng khối lượng, không chỉ năng lực ngôn ngữ được gia tăng mà vốn văn hoá cũng dày thêm, giúp trẻ hội nhập tốt trong bối cảnh quốc tế khác nhau, làm cơ sở cho sự phát triển sau này. Ở độ tuổi từ 8 - 9 tuổi (lớp 3), vốn tiếng Việt của trẻ đã khá vững, khó có thể bị mai một khi "đặt cạnh" ngôn ngữ khác. Đồng thời, đây cũng là độ tuổi trẻ dễ tiếp cận và học ngôn ngữ mới".

Mục tiêu cấp tiểu học

Sau khi hoàn thành chương trình môn Tiếng Anh cấp tiểu học, học sinh có thể:

- Giao tiếp đơn giản bằng tiếng Anh thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, trong đó nhấn mạnh hai kỹ năng nghe và nói.

- Có kiến thức cơ bản và tối thiểu về tiếng Anh bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; thông qua tiếng Anh có những hiểu biết ban đầu về đất nước, con người và nền văn hoá của các quốc gia nói tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế giới.

- Có thái độ tích cực đối với việc học tiếng Anh; biết tự hào, yêu quý và trân trọng nền văn hoá và ngôn ngữ của dân tộc mình.

- Hình thành cách học tiếng Anh hiệu quả, tạo cơ sở cho việc học các ngoại ngữ khác trong tương lai.

Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết, sau khi ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ đã có các văn bản yêu cầu địa phương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đưa môn tiếng Anh là môn học bắt buộc với thời lượng 4 tiết/tuần dành cho học sinh lớp 3 từ năm học 2022 - 2023. Trong đó nêu rõ các địa phương tăng cường thực hiện tuyển mới giáo viên, trong đó chú trọng đến giáo viên các môn học mới ở cấp tiểu học khi thực hiện chương trình mới như môn tiếng Anh, tin học.

Việt Nam nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ, ai được nhập cảnh?

Chính phủ Việt Nam đã đồng ý nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ đi và đến từ các nước/vùng lãnh thổ có hệ số an toàn cao, có biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.

TIN MỚI NHẤT