Công ty bảo hiểm Nhật Bản dự kiến triển khai sản phẩm 'Bảo hiểm bạo lực học đường'

Thế giới 12/05/2023 12:09

Trong khi vấn nạn bạo lực học đường như bắt nạt, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục đang nổi lên như một vấn đề xã hội, công ty bảo hiểm phi nhân thọ lớn nhất Nhật Bản có kế hoạch bán 'Bảo hiểm bạo lực học đường', bồi thường cho các nạn nhân của bạo lực học đường. 

Ngày 11/5 (giờ địa phương), các phương tiện truyền thông Nhật Bản như AERA dot và các phương tiện truyền thông nước ngoài khác đưa tin rằng công ty bảo hiểm phi nhân thọ lớn nhất Nhật Bản, Tokio Marine & Nichido Fire Insurance, có kế hoạch ra mắt sản phẩm mới "Bảo hiểm bạo lực học đường".

Vấn nạn bắt nạt và bạo lực học đường lặp đi lặp lại dai dẳng trong xã hội Nhật Bản đến mức các công ty bảo hiểm lần lượt cho ra mắt "Bảo hiểm bạo lực học đường". 

Công ty bảo hiểm Nhật Bản dự kiến triển khai sản phẩm 'Bảo hiểm bạo lực học đường'  - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Theo Tờ Tokyo Shimbun, "Bảo hiểm bạo lực học đường", được một công ty bảo hiểm ở Nhật Bản ra mắt trước đó, đã tăng số lượng người tham gia bảo hiểm lên 7,3 lần so với năm đầu tiên ra mắt.

Phí bảo hiểm dao động từ 1.000 yên (khoảng 179.000 đồng) đến 4.000 yên (khoảng 716.000 đồng) mỗi tháng, tùy thuộc vào loại bảo hiểm. Bảo hiểm này chủ yếu được tham gia nhiều vào tháng 3, ngay trước khi học kỳ bắt đầu.

Theo "Khảo sát về hành vi có vấn đề và từ chối đi học hàng năm của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản, số trường hợp bạo lực học đường được công nhận tại Nhật Bản vào năm ngoái là 615.351, cao nhất từ ​​​​trước đến nay. Đặc biệt, vấn nạn bắt nạt trực tuyến bằng điện thoại thông minh đã tăng 16% so với năm trước.

Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản, số trường hợp được công nhận bạo lực học đường trên toàn quốc đã tăng từ 180.000 vào năm 2013 khi "Đạo luật xúc tiến các biện pháp đối phó phòng chống bạo lực học đường" được tạo ra, lên 320.000 vào năm 2016 và 610.000 vào năm 2019.

Ngoài ra, các vụ bắt nạt trực tuyến ở học sinh tiểu học tăng 2,6 lần so với năm trước, so với học sinh THCS và THPT (1,3 đến 1,4 lần).

Năm 2021, tại Tokyo, Nhật Bản, đã xảy ra sự việc một học sinh lớp 6 của một trường tiểu học tự tử để lại di chúc có nội dung: “Tôi không phải đồ chơi của bạn”.

Công ty bảo hiểm Nhật Bản dự kiến triển khai sản phẩm 'Bảo hiểm bạo lực học đường'  - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Tại cửa sổ tư vấn học đường, có khá nhiều bình luận của các em học sinh bị bắt nạt như:“Thật đau lòng khi biết rằng bạn bè của tôi đã lập một phòng chat riêng và chửi bới tôi”, “Bạn cùng lớp của tôi đã bí mật chụp ảnh tôi, chỉnh sửa chúng theo một cách kỳ lạ và lan truyền chúng”.

Với "Bảo hiểm bạo lực học đường", công ty sẽ bồi thường phí luật sư, chi phí tư vấn tâm lý và phí đồng phục học sinh mới sau khi chuyển trường trong một giới hạn nhất định trong trường hợp người được bảo hiểm là nạn nhân của bạo lực học đường. 

Nhật Bản giới thiệu 'di chúc kỹ thuật số', viết trực tiếp không cần luật sư

Di chúc kỹ thuật số có thể dễ dàng áp dụng mà không cần thông qua luật sư, nhằm giúp những người bình thường có thể sử dụng để phân chia tài sản thừa kế. 

TIN MỚI NHẤT