Sự thật "ngã ngửa" về trào lưu thoát ế nhờ ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch (7/7 âm lịch)

Tâm linh - Tử vi 22/08/2023 00:00

Trào lưu “thoát ế” nhờ ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch một vài năm trở lại đây được các bạn trẻ tại Việt Nam đón nhận rất nồng nhiệt.

 

Theo quan niệm của nhiều người, đậu đỏ vốn được xem là một thực phẩm mang lại nhiều may mắn bởi màu đỏ tượng trưng cho sự tốt lành, may mắn trong các dịp như thi cử, cầu duyên... Nhiều bạn trẻ còn truyền tai nhau việc nếu những cặp đôi yêu nhau ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch (mùng 7 tháng 7 âm lịch) thì họ sẽ có một tình yêu bền vững, còn với những người đang lẻ bóng một mình sẽ tìm được "một nửa". Vi thế, nhiều bạn trẻ thi nhau mua và nấu chè đậu đỏ với mong muốn "thoát ế", trở thành trào lưu xôn xao mỗi dịp Thất Tịch hàng năm.

Sự thật 'ngã ngửa' về trào lưu thoát ế nhờ ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch (7/7 âm lịch) - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

 

Tuy nhiên, sự thật đằng sau trào lưu ăn chè đầu đỏ ngày Thất Tịch có thể sẽ khiến nhiều người bẽ bàng đến bật ngửa. Thực tế, đây chỉ là "một cú lừa" và người khơi nguồn tin đồn này cũng đã khóa luôn trang Fanpage từ khi sự việc bị cư dân mạng bóc là không trung thực vào 2 năm trở lại trước.

 

Hóa ra đây chỉ là một "truyền thuyết mạng" được sáng tạo ra để "câu like, câu tương tác" nhưng vô tình lại tạo nên một hot trend vô cùng thú vị. 

 

Mọi việc bắt đầu khi một blogger chuyên đăng tải các bài viết về Hoa ngữ là Q.A trên Facebook đã làm hẳn bài đăng về tục ăn đậu đỏ thoát ế trong ngày đoàn viên của Ngưu Lang Chức Nữ.

 

Lập tức, hàng loạt Fanpage lớn nhỏ đã đăng lại bài viết của Q.A khi hiểu rằng lực lượng “thanh niên ế” trên Facebook vô cùng đông đảo, càng khiến tin đồn thất thiệt được lan truyền xa và “ngoi” lên mỗi mùa Thất Tịch đến.

 

Sự thật 'ngã ngửa' về trào lưu thoát ế nhờ ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch (7/7 âm lịch) - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

 

Sở dĩ blogger này “sáng tạo” ra trào lưu ăn đậu đỏ Thất Tịch là bởi cô đã có một sự nhầm lẫn tai hại. Loại đậu mà có thể Q.A hiểu lầm đó chính là đậu tương tư hay còn gọi là hồng đậu ở Trung Quốc. Còn tại Việt Nam, loại này mọc dại và người ta hay gọi nó là trạch quạch hay muồng cườm. Và tất nhiên, nó chỉ dùng để trang trí chứ không ăn được. 

 

Như vậy có thể khẳng định, ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch hoàn toàn không phải là tập tục lâu đời bắt nguồn từ Trung Quốc và người ở xứ tỷ dân cũng không ai ăn chè đậu đỏ vào ngày này cả.

 

Loại "đậu đỏ" được xem là biểu trưng cho Thất Tịch tại Trung Quốc vốn tên là đậu tương tư hay hồng đậu.

 

Theo Hán Việt, hồng đậu dịch ra quả thực là đậu đỏ, nhưng nó hoàn toàn không phải loại đậu đỏ hạt to ăn được ở nước ta.

Nói chung, việc ăn đậu đỏ chẳng có gì sai trái, thậm chí đây là loại thực phẩm khuyến cáo nên sử dụng thường xuyên nhờ những lợi ích tuyệt vời của của nó. Tuy nhiên, tương truyền về ăn đậu đỏ giúp thoát ế cũng không nên làm quá, xa rời với trị truyền thống trước đây. Và chắc chắn bạn nên tự đi tìm "true love" của mình, thay vì ngóng trông vào nồi chè đậu bởi nó chỉ có tác dụng tốt sức khỏe mà thôi.  

Cách nấu chè đậu đỏ ngày Thất tịch

Nếu không ra quán thưởng thức, bạn có thể tự làm chè đậu đỏ tại nhà để chiêu đãi bản thân hoặc mời bạn bè trong ngày lễ Thất tịch.

Nguyên liệu: 340 gr đậu đỏ, 300 gr đường, 2 lít nước

Cách làm: Đậu đỏ cho vào thau nước để loại bỏ những hạt xấu, hạt lép nổi lên trên; rửa sạch đậu rồi cho vào nồi áp suất cùng với 2 lít nước.

Đun lửa to vừa cho đến khi nồi bắt đầu xì hơi (khoảng 10-12 phút) thì hạ lửa nhỏ. Đun thêm khoảng 3 phút rồi tắt bếp (nếu là bếp điện, còn với bếp gas thì đun khoảng 4-5 phút). Mở nắp ra, cho đường vào, nấu thêm cho chè sôi lại và đường tan hết là được.

Nguồn gốc ngày Thất Tịch (7/7 âm lịch)

Sự thật 'ngã ngửa' về trào lưu thoát ế nhờ ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch (7/7 âm lịch) - Ảnh 3

Bắt nguồn từ tích cổ Trung Quốc, Thất Tịch (7/7 âm lịch) là ngày Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau. Tương truyền rằng, Ngưu Lang và Chức Nữ yêu nhau say đắm nhưng lại bị Vương Mẫu Nương Nương ngăn cấm. Lý do bởi Chức Nữ là Tiên còn Ngưu Lang chỉ là người phàm. Dù vậy cả hai vẫn đem lòng yêu thương và hướng về đối phương. Cảm động trước tình yêu và sự chờ đợi mong được đoàn tụ của Ngưu Lang - Chức Nữ, Vương Mẫu đã phá lệ, đồng ý cho đôi uyên ương được gặp nhau vào ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch.  

Những điều nên làm và kiêng kỵ trong ngày Thất Tịch 7/7 Âm lịch để gặp may mắn cả năm, thuận lợi về tình duyên

Lễ Thất tịch là sự kiện truyền thống có nguồn gốc Trung Hoa, được xem là ngày lễ tình nhân của người phương Đông. Vậy ngày Thất Tịch nên làm gì và tránh làm gì để gặp may mắn?

TIN MỚI NHẤT