Đau xương cụt sau sinh do đâu và cách điều trị

Sống khỏe 11/06/2020 10:13

Không ít phụ nữ phải đối mặt với hiện tượng đau xương cụt sau sinh. Hiện tượng này do nhiều nguyên nhân gây ra và làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của các chị em.

Xương cụt là phần cuối cùng của xương sống, được cấu tạo bởi 5 đốt sống nối với xương hông. Chính vì vậy, khi các chị em bị đau xương cụt, sẽ thường cảm thấy nhức nhối ở vùng mông hoặc hông. Những trường hợp đau nặng có thể lan xuống háng và chân. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể diễn biến thành mãn tính, gây khó khăn cho việc đi lại.

dau xuong cut sau sinh
Xương cụt là phần cuối của xương sống

Hiện có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng đau xương cụt sau sinh. Nếu không có biện pháp bảo vệ, cơ quan này rất dễ bị tổn thương. Do đó, trước khi xảy ra các diễn biến phức tạp thì bạn cần sớm tìm ra biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Tại sao sau sinh bị đau xương cụt?

Phần lớn những chị em sinh thường sẽ gặp phải hiện tượng đau xương cụt. Sở dĩ như vậy là do trong suốt quá trình sinh nở, đầu của em bé sẽ đi qua đỉnh của xương cụt. Điều này khiến áp lực đè mạnh lên xương cụt, dẫn đến nứt xương cụt.

Ngoài ra, đau xương cụt sau sinh thường còn do các nguyên nhân sau đây:

Bệnh phụ khoa

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng đau xương cụt sau sinh cũng có thể là do một số căn bệnh phụ khoa gây nên. Điển hình như là viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng… Những căn bệnh này khiến cho kinh nguyệt không đều, đau tức bụng, ra dịch âm đạo bất thường… khó mang thai lần hai.

dau xuong cut sau sinh  1
Đau xương cụt sau sinh có thể là do viêm nhiễm phụ khoa gây nên

Trong đó, viêm vùng chậu là một căn bệnh nguy hiểm, xảy ra khi vi khuẩn từ âm đạo và cổ tử cung di chuyển vào tử cung, buồng trứng hoặc ống dẫn trứng. Cứ 10 người mắc căn bệnh này thì sẽ có 1 người bị vô sinh. Bởi các vi khuẩn tấn công, gây ra tình trạng áp-xe trong ống dẫn trứng hoặc buồng trứng.

Viêm vùng chậu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất là ở những chị em dưới tuổi 25. Khả năng mắc bệnh càng cao khi quan hệ với nhiều bạn tình khác nhau. Để hạn chế, các chị em hãy quan hệ chung thủy và chủ động đi khám phụ khoa định kỳ, để sớm phát hiện và có phương án điều trị phù hợp.

Bệnh xương khớp

Đau xương cụt sau sinh cũng là một trong những hiểu hiện của các bệnh lý về cột sống, địa đệm. Những căn bệnh về cột số và địa đệm thường gặp nhất là thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp dạng thấp… Người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Vì các cơn đau xuất hiện với tần suất ngày càng dày đặc, lan xuống mông, chân; tê bì chân tay, hạn chế khả năng vận động…

Ngoài ra, hiện tượng này cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân như tuổi tác, đặt vòng tránh thai, cơ thể thiếu Canxi, làm việc nặng… Đây là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi quá đột ngột về nội tiết tố. Chúng khiến tình trạng đau xương cụt sẽ càng tăng nặng.

Cụ thể, một khi cơ thể người phụ nữ bị thiếu canxi sẽ gây đau nhức xương khớp, trong đó có xương cụt. Bởi Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương, 99%  Canxi được tìm thấy ở trong hệ thống xương và răng. Do đó, chế độ dinh dưỡng sau sinh của mẹ cần được chú ý hơn nữa. Bên cạnh đó cần bổ sung Canxi bằng đường thuốc theo chỉ định của bác sĩ, giúp xương chắc khỏe để phòng ngừa, hỗ trợ và điều trị tình trạng đau xương cụt ở phụ nữ đang mang thai và sau sinh.

dau xuong cut sau sinh 2
Nghỉ ngơi không hợp lý cũng khiến các chị em bị đau xương cụt

Bên cạnh đó, sau quá trình nghiên cứu, các bác sĩ cũng nhận thấy rằng, những phụ nữ tham công, tiếc việc và lao động nặng sau sinh. Cộng với chế độ nghỉ ngơi không hợp lý có tỷ lệ đau xương cụt rất cao. Bởi khi vận động nặng, không nghỉ ngơi nhiều thì khả năng đàn hồi và chịu lực của xương bị giảm sút. Dịch khớp cũng bị bào mòn, khô và mất dần. Các cơn đau âm ỉ sẽ kéo dài, khiến người bệnh mệt mỏi, ăn uống không ngon, sức khỏe giảm sút.

Do đó, các chị em cần lưu ý hơn những nguyên nhân này để hạn chế tác động đến vùng xương cụt. Với những chị em bị đau xương cụt, sau khi có thai lần nữa thì hãy cho bác sĩ biết. Theo dõi tình trạng sức khỏe hiện tại sát sao và đưa ra biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Cách giảm đau xương cụt sau sinh

Phụ nữ thai thường có thay đổi rất lớn về ngoại hình. Lúc này trọng tâm cơ thể dồn về phía sau làm thay đổi kết cấu của các khớp nhỏ ở đốt sống lưng. Các cơ, màng gân và dây chằng ở phần thắt lưng sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng trong một thời gian dài hình thành nên những tổn thương mãn tính.

Hơn nữa, khi mang thai các cơ quan nội tạng cũng có sự thay đổi về vị trí. Các cơ quan nội tạng trong cơ thể bị dịch lên phía trên. Sau khi sinh con, chúng đột nhiên hạ xuống. Điều này cũng là nguyên nhân gây đau xương cụt và vùng thắt lưng cho phụ nữ.

Để giảm đau nhanh, các chị em có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ như Paracetamol, Diclofenac, Ibuprofen… Tuy nhiên việc điều trị bằng thuốc được xem như “con dao hai lưỡi”. Chúng có tác dụng giảm đau nhanh nhưng lạm dụng sẽ ảnh hưởng tới chức năng gan, thận, hệ tiêu hóa… Do đó, về lâu dài, đây không phải là biện pháp điều trị tốt.

dau xuong cut sau sinh 4
Dù bận chăm con nhưng các chị em cần nghỉ ngơi hợp lý

Thay vào đó, bạn có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian từ lá rau ngải cứu để chữa đau xương cụt. Theo Y học cổ truyền, lá rau ngải cứu chứa nhiều chất kháng khuẩn và tinh dầu giúp giảm đau hiệu quả. Hơn nữa, ngải cứu cũng chứa hoạt chất Cineol, Tricosanol, Tetradecatrilin… có tác dụng giảm cơn đau nhanh chóng.

Vì vậy, bạn có thể sao vàng ngải cứu với muối, cho vào túi vải, chườm nóng lên vùng xương cụt 5-10 phút. Sau đó, có thể sao lại và tiếp tục chườm. Thực hiện 2 lần/ngày, kiên trì thực hiện 2-3 ngày, tình trạng đau nhức khó chịu, giảm hẳn.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị, các chị em hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Hãy bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương như Canxi, vitamin D. Đặc biệt là  Canxi để giúp xương được chắc khỏe. Vì vậy, mẹ nên ăn nhiều các thực phẩm như thịt, sữa, trứng, cá, các loại rau màu xanh đậm… để cung cấp Canxi hàng ngày cho cơ thể.

Sau khi sinh, các chị em cần được nghỉ ngơi thật nhiều, hạn chế vận động, để không gia tăng áp lực cho xương cụt. Có thể áp dụng massage xoa bóp, ấn huyệt cũng giúp giảm cơn đau hiệu quả. Việc đi giày cao gót cũng cần hạn chế bởi lực trọng tâm của cơ thể sẽ dồn lên đôi chân kéo theo những cơn đau rất nghiêm trọng.

dau xuong cut sau sinh 5
Chế độ ăn của mẹ sau sinh cần bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất

Thay vào đó, một đôi giày thể thao êm ái sẽ phù hợp hơn. Các chị em có thể thoải mái dạo chơi, đi bộ nhẹ nhàng, giúp tâm trạng thư giãn. Đồng thời hạn chế tình trạng tăng cân, làm giảm áp lực lên xương cụt. Cũng như giúp lưu thông mạch máu tốt, xương khớp được linh hoạt.

Hiện nay, đau xương cụt là một căn bệnh đặc trưng của phụ nữ. Đặc biệt, đối với phụ nữ sau sinh, vấn đề đau xương cụt ngày càng gia tăng. Mặc dù không để lại di chứng quá nghiêm trọng nhưng làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh.

Vì vậy, khi thấy hiện tượng đau xương cụt sau sinh kéo dài và ngày càng nghiêm trọng thì các mẹ nên tìm đến các các sĩ chuyên khoa để khám và điều trị. Đồng thời cần chú ý hơn trong các hoạt động thường ngày, ngay cả khi cho con bú. Không nên vặn người quá mức mà hãy giữ bé gần với mẹ, nâng bé với trọng lực dồn vào đôi chân.  

Đau xương hông là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao?

Đau xương hông là tình trạng nhiều người gặp phải. Vậy đau xương hông là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu và cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

TIN MỚI NHẤT