Say nắng và đột quỵ khác nhau thế nào, cách xử lý tốt nhất

Sức khỏe 21/05/2021 10:32

Say nắng và đột quỵ có triệu chứng lâm sàng giống nhau vì vậy thường bị nhầm lẫn với nhau.

Khuyến cáo từ các chuyên gia cho hay, đột quỵ thường núp bóng dưới các triệu chứng của say nắng khiến nhiều người nhầm lẫn, không xem trọng việc được cấp cứu và xử lý trong thời gian vàng 4,5-6 giờ kể từ khi khởi phát.

Nếu sốc nhiệt là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao, nhất là đối với những người làm việc ở ngoài trời nắng trong thời gian dài đến mức gây tổn thương đến hệ thống thần kinh trung ương và các mô khác của cơ thể thì đột quỵ xảy ra khi việc cung cấp máu lên não bị ngưng đột ngột, khiến vùng não đó bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng. Chỉ cần vài phút, các tế bào não sẽ bắt đầu chết đi, cơ thể người bệnh dần mất các chức năng được tế bào não đó điều khiển.

Say nắng và đột quỵ khác nhau thế nào, cách xử lý tốt nhất - Ảnh 1

Say nắng và đột quỵ thường dễ bị nhầm lẫn nên hãy cẩn trọng có thể dẫn đến tử vong (Ảnh minh họa)

Nắng nóng là nguyên nhân trực tiếp gây say nắng, sốc nhiệt. Nhưng với đột quỵ thì không, mà đây chỉ là yếu tố thuận lợi khiến những người có yếu tố nguy cơ của đột quỵ não như tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, các bệnh lý mạch máu, loạn nhịp tim, bệnh van tim, bệnh lý chuyển hóa, béo phì, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia… có thể bị đột quỵ.

Vì sao nắng nóng gây đột quỵ?

Đối với cơ thể người, nhiệt độ phù hợp nhất là khoảng 25 độ C. Trong khoảng từ 20-30 độ C cơ thể điều chỉnh thích nghi tốt. Tuy nhiên, nếu vượt xa ngưỡng này, cơ thể không thể điều chỉnh kịp sẽ dẫn đến các tai biến do nhiệt độ, điển hình và đáng lo nhất là đột quỵ.

Say nắng và đột quỵ khác nhau thế nào, cách xử lý tốt nhất - Ảnh 2

Ảnh minh họa

Nguyên nhân oi bức và đột quỵ bắt tay nhau là vì trời nắng nóng, sự bài tiết mồ hôi nhiều nên dễ mất nước, làm máu trở nên đặc quánh, tăng nguy cơ xuất hiện huyết khối. Mất nước cũng làm giảm lượng máu lên não nên sẽ tăng khả năng gây ra đột quỵ.

Phương pháp phòng ngừa say nắng, đột quỵ ngày hè

Uống đủ nước

Mỗi người cần uống khoảng 1,5-2 lít mỗi ngày, không nên đợi đến khi có cảm giác khát thì mới uống mà hãy chủ động uống nước liên tục. Bởi khi thấy khát, tức cơ thể đã thiếu nước.

Bổ sung thực phẩm giải nhiệt

Ngày nóng, thân nhiệt con người thường cao, bạn nên bổ sung cho cơ thể các thực phẩm giải nhiệt mùa nóng bổ dưỡng như giá đỗ, bông cải xanh, bắp cải, rong biển,…

Hơn nữa, bạn cũng nên duy trì chế độ ăn nhạt, không ăn quá mặn để giảm nguy cơ bị các bệnh về tim mạch, huyết áp tối đa.

Say nắng và đột quỵ khác nhau thế nào, cách xử lý tốt nhất - Ảnh 3Ảnh minh họa

Nên bổ sung vitamin, muối khoáng bằng nước hoa quả, nước đỗ đen, trà thảo dược... Không nên lạm dụng uống nước có gas, có cồn.

Những người đang có bệnh tim mạch và huyết áp không nên uống nước lạnh vì có thể khiến cho mạch máu bị co thắt đột ngột gây đau thắt ngực sẽ nguy hiểm.

Hạn chế ra ngoài nắng

Cần hạn chế đi lại ngoài trời vào những thời điểm nắng gay gắt nhất trong ngày (khoảng từ 11h-15h, đối với người cao tuổi thì khoảng thời gian cần hạn chế là từ 10h-16h).

Nếu cần phải đi ra ngoài, bạn cần che chắn, chống nắng kỹ như thoa kem chống nắng, đeo khẩu trang, đeo kính, mang mũ áo chống nắng...

Lưu ý khi sử dụng điều hoà

Khi sử dụng điều hòa, bạn nên bật điều hòa ở mức từ 25-27°C (không nên chênh lệch quá 7°C so với nhiệt độ ngoài trời). Không để điều hòa thổi thẳng vào mặt vì dễ gây khô mũi, miệng, viêm họng, gây chóng mặt do mất thăng bằng nhiệt độ trong và ngoài cơ thể.

Không nằm điều hòa ngay sau khi tắm vì ảnh hưởng xấu tới hoạt động của tim và huyết áp. Trước khi ra khỏi phòng điều hòa, nên tăng nhiệt độ hoặc tắt điều hòa, ngồi nghỉ trong phòng để cơ thể kịp thích nghi với không khí bên ngoài.

Không tắm ngay khi đi ngoài đường về

Không nên tắm ngay khi đi nắng về, tắm nhiều lần trong ngày và tắm đêm. Nếu tắm ngay khi đi nắng về hoặc nước quá lạnh sẽ khiến nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột, vi mạch co lại đột ngột cản trở tuần hoàn máu gây cảm lạnh, ảnh hưởng tới nhịp tim, huyết áp và có nhiều trường hợp đột quỵ vì điều này.

Rèn luyện thể lực thường xuyên

Việc hoạt động thể chất, rèn luyện thể lực thường xuyên rất tốt cho sức khỏe nếu thực hiện đúng cách. Mùa nóng, có thể lựa chọn các phương pháp luyện tập trong nhà. Không tập luyện quá gắng sức, xen kẽ các bài tập là thời gian nghỉ ngơi thư giãn và bổ sung nước cho cơ thể.

5 kiểu dùng điều hòa phổ biến vào mùa nắng nóng vừa tàn phá sức khỏe lại hủy hoại làn da mướt mát của bạn

Giới chuyên gia khuyên, muốn da đẹp lại khỏe mạnh hoàn toàn trong mùa nắng nóng cần phải từ bỏ những kiểu dùng điều hòa này, đảm bảo dùng điều hòa đúng cách trong ngày nóng.

TIN MỚI NHẤT