Bé trai 9 tuổi suy thận cấp vì bị đánh vào mông, bác sĩ nhắc nhở những điều nguy hiểm này có thể xảy ra

Sức khỏe 03/05/2023 07:59

Vô tình dạy dỗ con theo kiểu 'thương cho roi cho vọt', bà mẹ trẻ chẳng ngờ cậu con trai đã bị suy thận cấp từ những cái đánh vào mông.

Theo thông tin từ Báo Phụ Nữ Việt Nam, người mẹ trẻ đã dạy dỗ con những lần con nghịch ngợm khiến cô mất bình tĩnh. Trước kia, cô không thường làm như vậy. Cậu bé khi bị mẹ đánh trở nên lầm lì, ít nói, ít tiếp xúc với mẹ do cô bận công việc. Khi bị đánh đau, cậu cũng không khóc để rồi phát hiện ra bệnh nguy hiểm.

Ngày hôm ấy, người mẹ đưa con vào cấp cứu trong tình trạng bé đột nhiên không thể đi tiểu được, sau đó nôn mửa dữ dội, lên cơn co giật rồi ngất đi. Bác sĩ vội vã kiểm tra tình trạng và phát hiện cậu bé có các dấu hiệu của suy thận cấp. Sự thật là khi bị đánh, tụ máu dưới da lâu ngày, chức năng bài tiết của thận sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này.

Bé trai 9 tuổi suy thận cấp vì bị đánh vào mông, bác sĩ nhắc nhở những điều nguy hiểm này có thể xảy ra - Ảnh 1
Cách dạy dỗ trẻ có thể gặp nguy hiểm. Ảnh minh họa 

Theo Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, suy thận cấp (hay tổn thương thận cấp) là tình trạng suy giảm cấp tính độ lọc cầu thận trong vài giờ đến vài ngày khiến cho các chất điện giải, chất thải dư thừa không được đào thải ra khỏi máu. Bệnh có thể xảy ra ở người trước đó có chức năng thận bình thường hoặc người có bệnh thận mạn.

Tình trạng này khiến các chất độc tích tụ trong cơ thể và gây nguy hiểm đến tính mạng, nếu người bệnh có thêm một số bệnh lý kèm theo như tim mạch, phổi…  Tuy bệnh suy thận cấp tính thường xuất hiện bất ngờ và ngắn hạn, nhưng nếu không được quản lý một cách nghiêm túc vẫn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

1. Suy thận mãn tính

Đôi khi bệnh có thể gây mất chức năng thận vĩnh viễn. Tình trạng này còn được gọi là suy thận mạn tính.

Bé trai 9 tuổi suy thận cấp vì bị đánh vào mông, bác sĩ nhắc nhở những điều nguy hiểm này có thể xảy ra - Ảnh 2
Bé nhập viện cấp cứu do suy thận cấp. Ảnh: Internet

2. Tổn thương tim

Tim và thận có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu thận hoạt động không tốt, hệ thống hormone giữ vai trò điều hòa huyết áp không ổn định khiến cho tim phải bơm máu nhiều hơn. Tình trạng này khiến tim chịu nhiều áp lực và dễ bị tổn thương. (2)

3. Tổn thương hệ thần kinh

Suy thận cấp có thể gây rối loạn thần kinh cơ, gây co giật, hôn mê. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho hệ thần kinh bị tổn thương khó phục hồi.

4. Suy thận giai đoạn cuối

Thận lọc chất thải và nước dư thừa từ máu của người bệnh và đào thải dưới dạng nước tiểu. Người bị suy thận cấp tính dễ gặp biến chứng mãn tính và bạn mất dần chức năng theo thời gian và chuyển thành suy thận giai đoạn cuối.

Lúc này, thận của người bệnh chỉ hoạt động dưới 10% khả năng bình thường và gây hàng loạt một loạt các triệu chứng như: tiểu ít, bí tiểu, mệt mỏi, dễ ốm vặt, đau đầu, chán ăn, sụt cân, da khô và ngứa, thay đổi màu da, đau xương, lú lẫn, khó tập trung…

6. Yếu cơ

Khi chất lỏng và chất điện giải của cơ thể bị mất cân bằng do tổn thương cấp tính ở thận và không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng yếu cơ.

7. Tức ngực khó thở

Suy thận cấp tính dẫn đến tình trạng tích tụ chất lỏng trong phổi, khiến cho người bệnh bị khó thở. Nếu màng ngoài tim bị viêm, người bệnh còn có thể bị đau ngực.

8. Huyết áp cao

Những thay đổi chức năng thận do suy thận cấp tính có thể làm đảo lộn sự cân bằng tự nhiên của cơ thể đối với muối và chất lỏng. Sự thay đổi này khiến cho huyết áp của người bệnh tăng lên. Nếu không được điều trị, huyết áp cao có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ.

Tuy nhiên, bệnh nhân có khả năng phục hồi hoàn toàn, nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng phác đồ. Mục tiêu điều trị suy thận cấp là bảo vệ tính mạng người bệnh, phòng ngừa tử vong, tạo điều kiện thuận lợi cho thận hồi phục, giảm tối thiểu nguy cơ diễn tiến thành bệnh thận mạn. Cụ thể, các phương pháp điều trị suy thận cấp tùy theo nguyên nhân gây bệnh.

Bé trai 9 tuổi suy thận cấp vì bị đánh vào mông, bác sĩ nhắc nhở những điều nguy hiểm này có thể xảy ra - Ảnh 3
Nên chú ý tránh lạm dụng đòn roi khi dạy trẻ. Ảnh: Internet

Qua trường hợp này, bác sĩ nhắc nhở các bậc phụ huynh, người lớn nói chung không nên lạm dụng đòn roi khi nuôi dạy trẻ. Hãy học cách lắng nghe, trò chuyện với trẻ nhiều hơn.  Đặc biệt, có 4 vị trí trên cơ thể trẻ tuyệt đối không được đánh vào bởi tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.

1. Tai

Không chỉ cha mẹ, thậm chí không ít giáo viên cũng có thói quen véo mạnh tai trẻ như một hình phạt. Tuy nhiên, ngoài cảm giác vô cùng đau đớn do tai rất nhạy cảm, rất nhiều dây thần kinh thì nó còn tiềm ẩn nguy cơ gây tổn thương não bộ. Ngoài ra, hành động này lặp lại nhiều lần còn có thể làm biến dạng tai, ù tai, giảm thính lực của trẻ.

2. Sau đầu

Phần sau đầu, nhất là gáy sát cổ có thể nói là “công tắc sinh mệnh” của mỗi người. Nó càng đặc biệt nhạy cảm đối với trẻ em. Đây là nơi tập trung hầu hết dây thần kinh từ sống lưng lên não bộ. Đây cũng là bộ phận chi phối dây thần kinh não và cột sống. Gáy cũng là vị trí của huyệt thiên trụ nên nếu đánh nhẹ vào gáy có thể gây ngất xỉu còn mạnh thì nguy cơ tử vong rất cao.

3. Thái dương

Đương nhiên, rất ít cha mẹ cố tình đánh vào điểm này trên người con trẻ. Tuy nhiên, khi tát quá mạnh, vô tình hoặc trong lúc tức giận không kiểm soát được mình thì việc tác động vật lý, quăng đồ đạc vào thái dương của trẻ là hoàn toàn có thể xảy ra.

Thái dương có thể nói là bộ phận yếu nhất trong hộp sọ của chúng ta, đặc biệt là đối với trẻ em. Huyệt thái dương cũng mỏng manh và có thể quyết định tính mạng của một người. Nơi này có cấu trúc rất mỏng chỉ khoảng 1 - 2mm. Hơn nữa, nơi này cũng tập trung rất nhiều dây thần kinh.

Nếu bị tác động nhẹ, có thể gây ra đau đớn ở nhiều mức độ, choáng váng, hoa mắt. Nặng thì có thể gây ngất xỉu hoặc tử vong do vỡ động mạch. Ngoài ra, về lâu về dài thì việc đánh vào thái dương dù không mạnh có thể ảnh hưởng xấu tới não bộ, suy giảm thị lực của trẻ.

4. Lưng

Lưng cũng là vị trí rất nhiều cha mẹ, người lớn dùng để “thương cho roi cho vọt” mà không hề nắm được mức độ nguy hiểm của hành động này.

Thực tế, cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn thiện, nhất là xương và các cơ quan nội tạng còn mỏng mang. Nếu thường xuyên bị va đập vào lưng, các cơ quan nội tạng của trẻ có thể bị tổn thương, trí thông minh của trẻ cũng có thể bị tổn hại. Đặc biệt là nếu đánh mạnh vào phần lưng trên có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới phổi, trái tim và thậm chí gây tử vong trong trường hợp nặng. 

5 thói quen "bòn rút" tuổi thọ: Đứng đầu là thói quen 90% người trẻ mắc phải

Tim, gan, ruột, dạ dày đang lâm nguy vì 5 thói quen mà nhiều người đang mắc phải.

TIN MỚI NHẤT