Đặc điểm, tác dụng của Kim ngân hoa và cách sử dụng hiệu quả nhất

Sống khỏe 31/10/2019 17:25

Đa số mọi người đều biết đến cây kim ngân hoa là loại cây có hoa thơm, màu sắc bắt mắt rực rỡ được dùng để làm cảnh. Tuy nhiên ít ai biết rằng đây còn là vị thuốc quý trong Đông y. Sau đây là giới thiệu cụ thể về cây và tác dụng của kim ngân hoa.

1. Đặc điểm cây kim ngân hoa

Cây kim ngân có tên khoa học là Lonicera japonica Thunb, Họ Kim ngân – Caprifoliaceae. Còn có tên gọi khác là Nhẫn đông (có 6 loại Kim ngân khác nhau).

tac dung cua kim ngan hoa 1
Cây Kim ngân 

Kim ngân là loại cây mọc leo, thường mọc hoang ở miền núi rừng. 

- Thân dài, cành lúc còn non có lông xung quanh thân cành, màu xanh lục, cành già chuyển màu đỏ nhạt, cành nhẵn. 

- Lá mọc đối, hình trứng dài, phiến rộng 1,5 – 6cm. Đặc biệt, lá xanh tươi quanh năm và không rụng vào mùa đông.

- Cây có khả năng chịu nước tốt, thích nghi nơi ánh sáng yếu nên có thể phát triển tốt trong nhà. Hoa hình ống xẻ 2 môi, mọc thành chùm gồm 2 – 4 hoa. Hoa có màu trắng, sau khi nở một thời gian sẽ chuyển sang màu vàng. 

- Cây có cả hoa mới nở và hoa đã già ở trong cùng một thời điểm. Đồng thời có màu trắng giống bạc và màu vàng như vàng nên cây được gọi là kim ngân. Hoa có mùi thơm nhẹ và vị đắng, hoa thường ra vào khoảng tháng 3 – 5

- Quả của cây Kim Ngân: Có màu đen và hình cầu, thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ tháng 6 – 8

Phân bố: Loại cây này mọc chủ yếu tại các nước Đông Á và Đông Bắc Mỹ, Ở nước ta Kim ngân chủ yếu phân bố ở các tỉnh miền núi như Cao Bằng, Lào Cai, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Thái, Quảng Ninh, Phú Thọ.…

 Tác dụng của kim ngân hoa được đa số mọi người biết đến đó là một loại cây cảnh để sinh tài lộc (theo quan niệm phong thủy). Bên cạnh đó, trong Đông y, cây kim ngân để làm thuốc lại là một loại cây thảo dược.

Hoa dạng khô là bộ phận được dùng làm thuốc phổ biến. Cành và lá kim ngân khô cũng được sử dụng nhưng ít phổ biến.

tac dung cua kim ngan hoa 2
Đa số mọi người biết đến cây kim ngân là một loại cây cảnh để sinh tài lộc (theo quan niệm phong thủy)

- Cây có 2 hình dạng:

+ Cây cảnh: Cây nguyên bản hình trụ. Lá xanh, mọc từ 5 đến 7 lá trên một cành.

Thân có thể ghép lại và đan thắt xoắn vào nhau. Cây được trồng trong chậu nhỏ hoặc trồng dạng bình thủy sinh.

+ Cây ngoài tự nhiên: Cây có thể phát triển mạnh, thân to, cao đạt đến 18m và có thể ra hoa và kết trái.

- Ý nghĩa cây kim ngân: 

Cây có thân hình trụ to, đứng vững chãi hiên ngang có ý nghĩa như bậc chính nhân quân tử, luôn rộng lòng độ lượng bao dung.

tac dung cua kim ngan hoa 3
Theo phong thủy, đặt cây kim ngân ở nơi tiếp xúc với các khu vực liên quan đến tiền sẽ mang đến nhiều may mắn và sinh sô

Lá xanh mượt, tươi tốt thể hiện sự vượng phong thủy tiền tài, sức sống mãnh liệt. Thân cây đan bện vào nhau là hình tượng của tinh thần đoàn kết, luôn tương trợ để cùng nhau  phát triển.

Theo phong thủy, đặt cây kim ngân ở nơi tiếp xúc với các khu vực liên quan đến tiền sẽ mang đến nhiều may mắn và sinh sôi.

2. Công dụng của kim ngân hoa

tac dung cua kim ngan hoa 4
Kim ngân hoa là vị thuốc quý trong Đông y

Trong khoảng từ tháng 6 – 7, cây kim ngân bắt đầu ra hoa. Theo y học hiện đại, trong hoa có chứa tinh dầu. Bao gồm:

+ Geraniol, α-pinen, tannin

+ Carvacrol, eugenol, stigmasteryl-D-Glucoside

+ Flavonoid: Axit chlorogenic, luteolin, luteolin-7-glucosid, lonicerin…

+ Cành lá chứa axit chlorogenic và saponin.

Những tác dụng điển hình của Kim ngân hoa như:

- Tác dụng kháng sinh: Theo kết quả nhiều nghiên cứu, nước sắc hoa kim ngân tác dụng ức chế mạnh mẽ đối với:

+ Tụ cầu vàng, tụ cầu khuẩn, não cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn.

+ Trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lao, trùng lỵ Shiga.

+ Các loại nấm ngoài da và  virus cúm Spirochete.

- Tác dụng trên đường huyết

Kết quả nghiên cứu thử nghiệm của một số nhà khoa học Trung Quốc khi cho thỏ uống nước sắc hoa kim ngân cho thấy, so với những con không uống, những con thỏ uống nước sắc có lượng đường huyết cao hơn hẳn và kéo dài 5 – 6 giờ mới trở lại bình thường.

- Tác dụng ngăn chặn choáng phản vệ

Năm 1966, kết quả nghiên cứu của giáo sư Đỗ Tất Lợi và các cộng sự trên chuột lang cho thấy nước sắc kim ngân có tác dụng ngăn chặn choáng phản vệ.

- Không độc tố

Cũng trên công trình nghiên cứu này, giáo sư Đỗ Tất Lợi cho biết, kim ngân hoa không có độc tố. Kết quả sau khi cho chuột thực nghiệm uống rất nhiều nước sắc kim ngân hoa cho thấy các bộ phận đều bình thường.

Ngoài ra, kim ngân hoa mang đến tác dụng tốt với mắt, giúp giảm cholesterol trong máu, lợi tiểu, tăng chuyển hóa lipid, chất béo, không có độc tố…

3. Tác dụng chữa bệnh của Kim ngân hoa

Ai cũng biết Kim Ngân là loại cây có rất nhiều công dụng. Trong đó nổi trội là hiệu quả điều trị bệnh. Một số tác dụng nổi bật của cây trong việc chữa bệnh có thể kể đến như:

tac dung cua kim ngan hoa 5
Kim Ngân là loại cây có rất nhiều công dụng, trong đó nổi trội là  hiệu quả điều trị bệnh

Dùng kim ngân hoa giúp điều trị các bệnh lý như:

+ Rối loạn tiêu hóa gồm các chứng viêm ruột và kiết lỵ, đau, viêm ruột non.

+ Viêm não

+ Nhiễm trùng đường hô hấp: cảm lạnh, cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản...

+ Sưng não (viêm não)

+ Nhiễm khuẩn

+ Sốt

+ Vết loét

+ Giang mai

+ Đái tháo đường

+ Đau đầu

+ Rối loạn nước tiểu

+ Viêm khớp dạng thấp

+ Ung thư

Ngoài ra, có thể dùng cây kim ngân để tăng tiết mồ hôi, nhuận tràng, thoa lên da để điều trị viêm, ngứa và diệt vi trùng, giúp chống ngộ độc, ngừa thai.

4. Cách trồng cây kim ngân

Dùng cành bánh tẻ khoanh tròn, đem chôn xuống đất và tưới nước đều trong thời kỳ đầu. Nên trồng ở bờ rào làm thuốc và làm cảnh. Tốt nhất trồng vào tháng 2 – 3 và 9 – 10. 

tac dung cua kim ngan hoa 6
Cây có khả năng leo bám nên thường được chọn trồng để làm hàng rào

Vì cây Kim Ngân là một loại cây thân bụi nên thường được dùng để làm cảnh trang trí, trồng trong công viên, trường học… Cây có khả năng leo bám nên thường được chọn trồng để làm hàng rào. Mùi thơm của hoa có tác dụng nâng cao chất lượng không khí, mang đến sự sảng khoái  cho những người xung quanh.

4. Tắm lá Kim ngân có tác dụng gì?

Cây Kim ngân được dùng để tắm cho trẻ nhỏ mang đến tác dụng rất tốt. Lý do bởi trong cây kim ngân chứa kháng sinh thực vật nên tiêu diệt vi khuẩn gây ra mụn hoặc ngứa ngoài da ở trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, một lượng nhỏ Tanin trên loại cây này có hiệu quả giúp làm giảm khả năng hoạt động của vi khuẩn trên da.

Đặc điểm, tác dụng của Kim ngân hoa và cách sử dụng hiệu quả nhất - Ảnh 7
Cây Kim ngân được dùng để tắm cho trẻ nhỏ mang đến tác dụng rất tốt

Nguyên liệu: 200g cây kim ngân (bao gồm cả lá, thân,quả,hoa)

Cách làm:

+ Rửa sạch cây Kim Ngân và để ráo nước

+ Cho vào nồi và đun với 500ml nước trong khoảng 15 phút.

+ Cuối cùng, tắt bếp, để nước nguội hoặc hơi ấm một chút là có thể dùng được.

Cách dùng:

+ Dùng một chiếc khăn mặt thật sạch để thấm nước Kim Ngân và lau vào vị trí trẻ bị mẩn ngứa.

+ Lau mỗi ngày khoảng 1-3 lần. Khoảng 2-3 ngày sau, trẻ sẽ không còn cảm thấy ngứa nữa.

Lưu ý: Biện pháp này thường chỉ áp dụng cho trường hợp trẻ bị viêm da ở mức độ nhẹ.

5. Bà bầu có uống được hoa Kim ngân không?

Nhiều mẹ bầu xuất hiện các mụn nhọt và mẩn ngứa do viêm da. Trong khi đó, chị em phụ nữ không nên dùng thuốc hoặc mỹ phẩm trong thời gian thai kỳ.

Do đó, sử dụng bài thuốc nam từ  hoa cây Kim Ngân sắc lên lấy nước để uống. Tác dụng của hoa kim ngân với bà bầu mang đến hiệu quả vô cùng bất ngờ.

Đặc điểm, tác dụng của Kim ngân hoa và cách sử dụng hiệu quả nhất - Ảnh 8
Tác dụng của hoa kim ngân với bà bầu mang đến hiệu quả vô cùng bất ngờ

Hiện tại thì chưa có nghiên cứu nào cho thấy việc sử dụng cây Kim Ngân có hại cho sức khỏe của bà bầu. Tuy nhiên các bạn nên hỏi bác sĩ để chắc chắn hơn nữa.

Đơn thuốc có cây kim ngân:

► Trị mẩn ngứa, mụn nhọt, ban sởi: Kim ngân hoa 20g, Ké đầu ngựa 15g, lá Dâu 20g. Sắc 600ml còn 200ml uống một lần. Uống 3 lần/ngày cho đến khỏi (nếu là Kim ngân dây dùng liều 30g).

► Trị thái âm ôn bệnh mới phát, tà khí ở Phế vệ, sốt mà không sợ lạnh, sáng sớm khát nước: Liên kiều 40g, Ngân hoa 40g, Khổ cát cánh 24g, Bạc hà 24g, Trúc diệp 16g, Cam thảo (sống) 20g, Kinh giới tuệ 16g, Đạm đậu xị 20g, Ngưu bàng tử 24g. 

Tán các vị thuốc trên thành bột. Dùng 24g uống với nước sắc/lần.

►Trị phát bối, ung nhọt mới phát: ½ kg Kim ngân hoa. Sắc nước 10 chén còn 2 chén. Thêm Đương quy 80g, sắc còn 1 chén và uống.

Đặc điểm, tác dụng của Kim ngân hoa và cách sử dụng hiệu quả nhất - Ảnh 9
Cây Kim ngân có nguồn gốc từ tự nhiên và khá lành tính nhưng không phải ai cũng thích hợp sử dụng

► Trị phát bối, nhọt độc: 160g Kim ngân hoa, Cam thảo (sao) 40g. Tán thành bột và dùng 16g/lần. Sắc với 1 chén rượu, 1 chén nước, còn 1 chén, bỏ bã, uống nóng.

►Trị sữa không xuống, kết lại gây nên vú sưng đau, đau chịu không nổi: Kim ngân hoa, Đương quy, Hoàng kỳ (nướng mật), Cam thảo mỗi vị thuốc đều 10g. Sắc, thêm ½ chén rượu, uống.

► Trị đau họng, quai bị: Kim ngân hoa 16g, Kinh giới tuệ 8g, Bạc hà 4g, Cam thảo 4g, Đậu xị 18g, Liên kiều 12g, Trúc diệp 12g, Ngưu bàng tử 12g, Cát cánh 8g. Sắc uống.

► Dự phòng não viêm: Kim ngân hoa 20g, Hạ khô thảo 20g, Bồ công anh 20g. Sắc uống.

Lưu ý: Các bài thuốc trên chỉ mang tính tham khảo. Nếu muốn áp dụng thì bạn cần hỏi ý kiến của thầy lang

Trên đây là những chia sẻ cụ thể thông tin về cây kim ngân và tác dụng của Kim ngân hoa. Tuy rằng cây có nguồn gốc từ tự nhiên và khá lành tính nhưng không phải ai cũng thích hợp sử dụng. Để đạt được hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe, cần xem xét kỹ và áp dụng hãy dùng theo đúng khuyến cáo của thầy thuốc.

Cây mật nhân có tác dụng gì và cách sử dụng hiệu quả ra sao?

Cây mật nhân là cây thuốc quý hiếm giúp chữa được nhiều bệnh được tương truyền trong dân gian. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều người mơ hồ về tác dụng mà cây thuốc này mang lại và chưa biết sử dụng đúng cách. Vậy, Cây mật nhân có tác dụng gì?

TIN MỚI NHẤT