Tìm hiểu về bệnh thủy đậu ở trẻ em

Nuôi dạy con 31/07/2019 22:12

Hiện nay, số ca mắc bệnh thủy đậu ở trẻ em có dấu hiệu tăng lên với nhiều biến chứng nguy hiểm. Để có thể phòng ngừa cũng như điều trị kịp thời, các bậc phụ huynh cần phải biết cách chăm sóc trẻ và phát hiện để xử trí kịp thời.

Đông xuân là thời điểm bệnh thuỷ đậu ở trẻ em bùng phát mạnh mẽ trên cả nước. Hầu hết năm nào cũng thế, tại các bệnh viện số ca mắc bệnh thủy đậu ở trẻ đều có dấu hiệu tăng lên. Theo thống kê của viện Pasteur TP.HCM, có tới 90% bệnh nhân bị nhiễm bệnh là trẻ em có độ tuổi từ 2 – 7 tuổi. Lý do là vì thời tiết Đông Xuân, nhất là thời điểm sau Tết tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển. Hơn nữa, đây cũng là thời gian diễn ra lễ hội, thường xuyên tụ tập đông người nên khả năng phát tán virus càng cao. Chính vì vậy, mà các bậc phụ huynh không nên chủ quan, hãy chủ động tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em để nhận biết và đưa con đi điều trị sớm.

Nguyên nhân gây bệnh thuỷ đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu ở trẻ em là do virus Varicella Zoster
Bệnh thủy đậu ở trẻ em là do virus Varicella Zoster

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu ở trẻ em là do virus Varicella Zoster, lây lan chủ yếu qua đường hô hấp. Do đó mà phần lớn các trường hợp mắc bệnh thủy đậu đều do tiếp xúc với người bị thủy đậu thông qua không khí như hít phải nước bọt khi người bị thủy đậu ho, hắt xì hay tiếp xúc với chất dịch bên trong mụn nước.

Ngoài ra, những người bị lây thủy đậu còn do sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, quần áo hay ăn uống với người bị thủy đậu.

Triệu chứng bệnh thuỷ đậu ở trẻ em

Trẻ em sau khi bị nhiễm thủy đậu tự nhiên cơ thể thường có tính miễn nhiễm rất cao, hệ miễn dịch của cơ thể tạo được lượng kháng thể tự nhiên đầy đủ và tồn tại rất bền vững, hầu như rất hiếm gặp những trường hợp bị nhiễm thủy đậu lần thứ 2. Tuy nhiên, hầu hết ai cũng sẽ bị nhiễm thủy đậu ít nhất 1 lần trong đời, vì thế sẽ phải trải qua những triệu chứng sau đây:

Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em sẽ trải qua 4 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Thời gian ủ bệnh (từ lúc nhiễm virus đến phát bệnh)

Giai đoạn này kéo dài khoảng 10 – 20 ngày, gần như người bệnh không xuất hiện các biểu hiện lâm sàng cụ thể nào. Chính vì vậy để nhận biết được dấu hiệu bệnh thủy đậu ở trẻ em là rất khó.

Giai đoạn 2:  Thời kì khởi phát

Trẻ bị sốt vào giai đoạn khởi phát
Trẻ bị sốt vào giai đoạn khởi phát

Bước sang giai đoạn 2, trẻ em mới có những dấu hiệu ban đầu như là sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu và phát ban đỏ có đường kính vài milimet từ 24 – 48 giờ. Một số trường hợp trẻ em có thể bị viêm họng và nổi hạch sau tai.

Tuy nhiên, các biểu hiện bệnh thủy đậu ở trẻ em trong giai đoạn này rất dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Vì vậy, tốt nhất các bậc phụ huynh nên cho trẻ thăm khám sớm, nhất là trong mùa dịch khi cơ thể có những dấu hiệu này.

Giai đoạn 3: Thời kì toàn phát

Ở giai đoạn này, trẻ em sẽ bắt đầu sốt cao, đau đầu, đau cơ, chán ăn, nôn ói. Thời gian này ban đỏ chuyển thành mụn nước hình tròn, đường kính 1-3mm, chứa chất dịch bên trong. Mụn nước xuất hiện ở toàn thân, nhưng nhiều nhất là trên tay, chân, lưng, mặt, vùng niêm mạc miệng gây nhiều khó chịu. Nếu bệnh tiến triển nặng có thể bị nhiễm vi trùng, kích thước lớn hơn, có màu đục bên trong do chứa mủ.

Giai đoạn 4: Thời kì hồi phục

Sau khoảng thời gian từ 7 – 10 ngày phát bệnh, nếu không có biến chứng hay nhiễm trùng, các mụn nước sẽ vỡ ra, khô lại, bong vảy và dần hồi phục. Thời gian phục hồi kéo dài từ 3 – 4 ngày. Ở những vị trí da bị nổi mụn nước sau khi bong vảy sẽ bị thâm sạm nên các bậc phụ huynh có thể sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da để hạn chế để lại sẹo thâm, sẹo rỗ trên da.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, bệnh thủy đậu là khá lành tính, sẽ khỏi sau một thời gian phát bệnh. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bệnh thủy đậu không nguy hiểm. Nếu không sớm kịp thời điều trị hoặc điều trị không đúng cách, bệnh sẽ có những biến chứng nguy hiểm. Một số những biến chứng thường gặp nhất khi mắc bệnh thủy đậu đó là:

+ Nhiễm trùng, gây lở loét các vết mụn nước sau khi vỡ, gây chảy máu bên trong.

+ Gây viêm não, viêm màng não: Đây là biến chứng có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Các triệu chứng đi kèm gồm sốt cao, hôn mê, co giật, rối loạn tri giác, rung giật nhãn cầu, có thể gây tử vong nếu không chữa trị kịp thời.

+ Viêm phổi thủy đậu: Ở trẻ em biến chứng này tuy ít gặp, nhưng lại thường xảy ra ở người trưởng thành, vào ngày thứ 3 - 5 sau khi phát bệnh. Biểu hiện điển hình của biến chứng này như ho nhiều, ho ra máu, khó thở và tức ngực.

+ Gây viêm thận, viêm cầu thận cấp: Lúc này trẻ em sẽ tiểu ra máu và suy thận.

+ Gây viêm tai giữa, viêm thanh quản: Vì các nốt mụn thủy đậu mọc ở khu vực này gây lở loét, nhiễm trùng gây sưng tấy.

Khi gặp những biến chứng này có nghĩa là bệnh thủy đậu ở trẻ em đã trở nặng, các bậc phụ huynh không nên để con ở nhà điều trị mà cần đưa đến bác sĩ càng sớm càng tốt, được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em

Tiêm phòng thủy đậu là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh
Tiêm phòng thủy đậu là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh

Hiện nay, bệnh thủy đậu chưa có thuốc đặc trị, chỉ có các loại thuốc và phương pháp hỗ trợ điều trị. Chính vì vậy, bệnh này có thể điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ. Trừ những trường hợp bị biến chứng thì mới cần phải điều trị nội trú tại bệnh viện theo đúng liệu trình của bác sĩ.

Khi điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần phải lưu ý một số điều sau đây:

Khi điều trị tại nhà:

+ Cho trẻ mặc đồ rộng, vải mềm và dễ thấm hút mồ hôi để tránh làm vỡ các nốt mụn nước đồng thời cần tránh ra gió.

+ Không nên để cho trẻ gãi vào các nốt mụn nước thủy đậu, tránh để dịch lây lan ra nhiều hơn.

+ Mẹ luôn phải giữ gìn vệ sinh cơ thể trẻ bằng các dung dịch sát khuẩn, sử dụng nước ấm để vệ sinh nhẹ nhàng, không dùng nước lạnh hoặc nước quá nóng.

+ Cần chủ động cách ly tránh trẻ để không lây truyền bệnh sang cho người khác.

Khi dùng thuốc điều trị:

+ Với những nốt mụn trên cơ thể, mẹ nên dùng thuốc tím để bôi lên nốt mụn nước nhằm kháng viêm và ngăn ngừa sẹo hình thành.

+ Khi mụn nước bị vỡ ra, có thể sử dụng dung dịch xanh Methylen bôi lên. Mẹ tuyệt đối không được dùng thuốc bôi mỡ Tetaxilin và mỡ Penixilin hay thuốc đỏ, những thuốc này không tốt cho quá trình lành da của rẻ. Đồng thời mẹ cũng không nên dùng kem trị ngứa có chứa Phenol ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi.

Chỉ cần lưu ý một số điều trên và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ thì bệnh thủy đậu ở trẻ em sẽ sớm khỏi trong thời gian ngắn nhất.

Cách phòng bệnh thủy đậu ở trẻ em

Cách phòng bệnh thủy đậu ở trẻ em tốt nhất hiện nay chính là tiêm chủng ngừa vắc xin thủy đậu. Do đó, với trẻ nhỏ mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để tiêm theo đúng liều lượng quy định, theo đúng lịch tiêm chỉ định. Tiêm mũi 1 khi trẻ trên 1 tuổi và mũi 2 tiêm cách mũi 1 tối thiểu 3 tháng. Đến khi trẻ trên13 tuổi thì tiêm cách mũi ít nhất 1 tháng.

Đối với những trường hợp tiếp xúc với người đang mắc bệnh thủy đậu mà bản thân chưa tiêm ngừa vắc xin thủy đậu thì cần phải tiêm chủng ngừa trong 3 ngày sau đó. Đồng thời không sử dụng đồ dùng cá nhân với người nhiễm bệnh, không chạm vào các mụn nước thủy đậu. Lúc này, người bệnh cần được cách ly với người thân cũng như cộng đồng, tránh để lây nhiễm rộng rãi.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em có tắm được không?

Trẻ bị thủy đậu cần được đi thăm khám sớm
Trẻ bị thủy đậu cần được đi thăm khám sớm

Nếu làm theo kinh nghiệm dân gian, thì khi trẻ bị thủy đậu cần kiêng tắm và tránh gió. Tuy nhiên, y học hiện nay có cách nhìn nhận khác, dựa vào các nghiên cứu thực tế thì các bác sĩ chuyên khoa cho rằng để bệnh thủy đậu nhanh khỏi, trẻ em cần tắm rửa sạch sẽ bằng nước sạch và ấm. Nhưng trong quá trình tắm cho trẻ bị bệnh thủy đậu, mẹ cần phải thực hiện nhẹ nhàng, không dùng tay hoặc khăn chà sát mạnh khiến các mụn nước vỡ ra và lan rộng hơn. Người mẹ tốt nhất nên cắt móng tay sạch sẽ, để không làm trầy xước nốt mọng nước trên cơ thể bé.  

Bệnh thủy đậu ở trẻ em kiêng gì?

bệnh thủy đậu ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm với biểu hiện nổi mụn nước trên mặt và toàn thân mà dân gian còn gọi là bỏng rạ, dễ lây qua đường hô hấp. Vì thế, không chỉ cần cách ly trẻ với chốn đông người, không dùng chung đồ cá nhân với bé, giêng gãi, làm vỡ nốt thủy đậu, giữ vệ sinh thân thể mà trẻ còn phải kiêng ăn đồ tanh. Bởi nếu cho trẻ ăn các loại thực phẩm tanh chẳng hạn như hải sản, thịt gà hay thịt vịt và thịt bò… sẽ làm cho da tiết dầu nhiều hơn, thúc đẩy chứng viêm, làm tình trạng phát ban trở nên xấu hơn và làm chậm quá trình hồi phục. Thay vào đó mẹ nên cho trẻ ăn các loại thức ăn lỏng nhưng vẫn phải đảm bảo đủ calo và chất dinh dưỡng cho cơ thể trẻ khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.

Mùa dịch bệnh thủy đậu ở trẻ em: Chi tiết cách điều trị và những kiêng kỵ

Thủy đậu có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng ở trẻ nhỏ. Vì vậy bố mẹ cần phải nắm rõ các dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh để điều trị kịp thời.

TIN MỚI NHẤT