Hiện tượng bé bị tưa lưỡi là gì? làm sao để khắc phục

Nuôi dạy con 14/01/2020 16:29

Tình trạng nấm lưỡi (hay còn gọi là bệnh tưa lưỡi) là một trong những bệnh lý thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Vậy bé bị tưa lưỡi là gì? Tình trạng này ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm? Làm gì để có thể xử lý hiện tượng bị tưa lưỡi cho bé? Cùng tìm hiểu nhé.

Thế nào là tưa lưỡi ở trẻ em

Bé bị tưa lưỡi hay còn được biết đến là bệnh nấm lưỡi là hiện tượng niêm mạc ở miệng, lưỡi, vùng họng và có thể cả thực quản nhiễm nấm candida, gây ra tình trạng xuất hiện các màng giả mạc màu trắng, bám vào phía trên bề mặt lưỡi họng, khó làm sạch hay bong ra khi vệ sinh miệng, gây cảm giác đau rát, thậm chí chảy máu khi cọ xát. Bệnh bị nấm lưỡi có thể xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi nhưng gặp nhiều ở trẻ sơ sinh và người lớn tuổi.

Benh nam luoi co the xay ra o hau het moi lua tuoi 1
Bệnh nấm lưỡi có thể xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi nhưng gặp nhiều ở trẻ sơ sinh - Ảnh minh họa: Internet

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị tưa lưỡi trẻ sơ sinh:

  • Hệ thống miễn dịch suy yếu, có thể bẩm sinh hoặc do bị mắc những bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch.
  • Trẻ đang sử dụng thuốc kháng sinh hay corticoid điều trị bệnh.
  • Mẹ bị nấm ở vùng bộ phận sinh dục trong giai đoạn mang thai, bị nấm vú trong giai đoạn cho con bú.
  • Trẻ thường xuyên có hiện tượng khô miệng. 

Nguyên nhân gây tưa lưỡi ở trẻ em

Hầu hết bé bị tưa lưỡi là do ít tiết nước bọt, vùng niêm mạc miệng ở môi trường acid chỉ số pH thấp. Bệnh nấm lưỡi thường xuất hiện khi việc vệ sinh miệng cho bé không đảm bảo, từ đó tạo điều kiện để nấm phát triển và hình thành tưa lưỡi. Ngoài ra, còn có thể do những nguyên nhân như:

  • Vệ sinh miệng không đúng cách hoặc không thường xuyên vệ sinh. Đặc biệt sau khi bú hay ăn bột xong, mẹ cho trẻ ngậm vú lâu.
  • Có thể lây qua đường sinh dục của mẹ lúc sinh thường hay lây do các đốm trắng xuất hiện trên ngực, núm vú mẹ.
  • Hội chứng Raynaud hoặc còn gọi bệnh chàm có thể là nguy cơ gây ra bệnh tưa lưỡi.
  • Trẻ mắc ung thư, HIV hay bệnh lý miễn dịch khác, từ đó làm suy giảm sức đề kháng trẻ, thường khiến cho nấm lưỡi rất nặng.
  • Những trường hợp để trẻ dùng nhiều corticoid đường hít hỗ trợ hen suyễn, thuốc độc tế bào trong quá trình điều trị ung thư, dùng kháng sinh phổ rộng... sẽ làm thay đổi, mất cân bằng hệ vi sinh ở trẻ, từ đó tạo điều kiện cho nấm lưỡi phát triển.
Hau het be bi tua luoi la do it tiet nuoc bot 2
Hầu hết bé bị tưa lưỡi là do ít tiết nước bọt - Ảnh minh họa: Internet

Dấu hiệu nấm lưỡi ở trẻ

Xuất hiện ban đầu là các chấm trắng nhỏ ở trên đầu lưỡi, có hình tròn và tạo thành một sợi dây nằm trên lưỡi trẻ. Những chấm trắng này lan rộng thành từng mảng trên bề mặt của lưỡi, nếu để lâu sẽ dần lan ra toàn bộ lưỡi, gây mất vị giác, trẻ biếng ăn, bỏ bú và có thể đau đớn, dễ kích động mỗi khi bú.

Tưa lưỡi nếu không điều trị sẽ phát triển dày lên, lan vào các đường thở gây ho, viêm phế quản, viêm phổi, nấm phổi. Nếu trường hợp lan xuống dạ dày sẽ gây tiêu chảy, nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.

Tưa lưỡi bám vào bề mặt lưỡi, khó bong tróc, khi cọ xát sẽ gây đau, nặng sẽ nhiễm khuẩn, nguy hiểm với sức khỏe trẻ.

Tua luoi ban dau la cac cham trang nho o tren dau luoi 3
Tưa lưỡi ban đầu là các chấm trắng nhỏ ở trên đầu lưỡi - Ảnh minh họa: Internet

Làm sao khi trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi

Đối với trường hợp bé bị tưa lưỡi ở dạng nhẹ, chưa buộc phải dùng tới thuốc, có thể chăm sóc vệ sinh miệng, đánh tưa lưỡi theo tư vấn bác sĩ thì tình trạng này sẽ nhanh chóng khắc phục. Trong quá trình vệ sinh cho trẻ đang bị nấm lưỡi, việc đánh tưa lưỡi là một trong các kỹ thuật quan trọng để giúp bệnh được đẩy lùi nhanh chóng. Những bước đánh tưa lưỡi nên tuân thủ theo hướng dẫn sau:

  • Rửa sạch tay với dung dịch sát khuẩn, đảm bảo vô trùng.
  • Cho trẻ nằm yên trên giường hoặc bế trẻ nếu trẻ không hợp tác.
  • Sử dụng gạc mềm quấn ở đầu ngón tay trỏ hoặc đeo gạc tưa lưỡi ở dạng ống vô trùng.
  • Nhúng ngón tay đeo gạc vào trong dung dịch Nystatin được pha sẵn trước đó rồi chạm vào phần môi dưới của trẻ để cho trẻ mở miệng.
  • Đưa ngón tay quấn gạc vào mặt trên lưỡi, lau theo đường từ trong ra ngoài rồi thay gạc khác. Lặp lại khoảng lần 2 nếu khoang miệng của trẻ có nhiều mảng tưa lưỡi.
  • Thay gạc khác và lau mặt trong ở 2 bên má, vòm miệng, vùng nướu với những vị trí khác bên trong khoang miệng của bé.
Truong hop be bi tua luoi muc do nhe phu huynh su dung nuoc muoi sinh ly cho tre 4
Trường hợp bé bị tưa lưỡi mức độ nhẹ, phụ huynh sử dụng nước muối sinh lý cho trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Ở trường hợp bé bị tưa lưỡi mức độ nhẹ, phụ huynh cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc dùng dung dịch iod povidine 1% để cho trẻ nhà mình súc miệng mỗi ngày. Với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ vẫn chưa biết cách súc miệng, mẹ có thể sử dụng gạc thấm dung dịch và lau sạch khoang miệng cho bé sau mỗi bữa ăn.

>>> Xem thêm:

- Cách trị tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhanh bằng những nguyên liệu đơn giản

Lưu ý khi đánh tưa lưỡi cho bé

Tình trạng tưa lưỡi ở trẻ không phải là tình trạng hiếm gặp. Chính vì thế, khi vệ sinh miệng cho trẻ, đánh tưa lưỡi, phụ huynh cần phải chú ý những vấn đề sau:

  • Không để tưa rơi bị rơi vào trong miệng trẻ, không đưa ngón tay quá sâu vào khoang miệng của trẻ bởi sẽ gây ra kích thích ở cổ họng, gây ra nôn trớ, thậm chí là tổn thương họng.
  • Đánh tưa lưỡi với dung dịch có chứa hoạt chất chống nấm, hay dung dịch muối NaCl 0,9% khoảng 4 lần/ngày.
  • Rơ lưỡi với thuốc cho trẻ vào trước mỗi bữa ăn khoảng 30 phút để tránh tình trạng trẻ bị nôn trớ.
  • Không dùng mật ong đánh tưa lưỡi cho bé dưới 12 tháng tuổi.
  • Không nên tự ý đánh tưa lưỡi cho bé bằng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Không tự cậy tưa lưỡi dưới mọi hình thức vì có thể sẽ gây chảy máu, tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
Danh tua luoi voi dung dich co chua hoat chat chong nam 5
Đánh tưa lưỡi với dung dịch có chứa hoạt chất chống nấm - Ảnh minh họa: Internet

Phòng ngừa tình trạng tưa lưỡi ở trẻ

Để có thể phòng tránh tình trạng tưa lưỡi ở trẻ cũng như khắc phục tình trạng này, ngăn tưa lưỡi có thể phát triển nặng hơn. Trong quá trình chăm sóc trẻ, phụ huynh nên chú ý đến các vấn đề vệ sinh cho trẻ. Cụ thể:

Với trẻ nhỏ

  • Thường xuyên làm vệ sinh sạch sẽ vùng khoang miệng, đặc biệt là sau khi cho trẻ bú.
  • Sử dụng khăn riêng cho các thành viên trong gia đình. Lưu ý hơn về những đồ vật dụng, đồ chơi của trẻ đều phải làm sạch với nước nóng để tiêu diệt những loại bào tử nấm.
  • Vệ sinh miệng mỗi ngày cho trẻ với nước muối sinh lý 0,9% hoặc dùng nước sạch ấm.
  • Đặc biệt lưu ý ở trẻ đang mắc các bệnh liên quan hệ miễn dịch như: HIV, đái tháo đường.... cần phải kết hợp điều trị cùng với đó là nâng cao sức đề kháng ở trẻ.

Với phụ huynh

  • Vệ sinh đầu vú trước và sau khi cho con bú.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nhà cửa
  • Trong giai đoạn mang thai, nếu phát hiện cơ thể bị nhiễm nấm âm đạo thì cần phải gặp bác sĩ để khám, điều trị kịp thời, phòng tránh lây nhiễm cho trẻ khi sinh thường.
  • Đang trong quá trình chăm con và cho con bú, nếu phụ huynh phát hiện bị nấm núm vú cần phải khám, điều trị ngay để phòng tránh lây lan cho trẻ sau những lần cho con bú.
  • Tránh hôn và không nên để người lạ hôn môi, hôn má trẻ vì rất dễ lây nhiễm nấm cho trẻ.
Qua trinh cham con va cho con bu neu phu huynh phat hien bi nam num vu can phai kham ngay 6
Quá trình chăm con và cho con bú, nếu phụ huynh phát hiện bị nấm núm vú cần phải khám ngay - Ảnh minh họa: Internet

Trên đây là một vài thông tin về tình trạng bé bị tưa lưỡi mà phụ huynh cần nên chú ý trong quá trình chăm sóc trẻ, tránh để bệnh trở nên nặng hơn. Dù không phải là tình trạng bệnh nguy hiểm, tuy nhiên nếu không chú ý chăm sóc, vệ sinh vùng miệng trẻ cẩn thận có thể sẽ gây ra những biến chứng nặng hơn. Gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vì thế, trong quá trình chăm sóc trẻ, nếu thấy tình trạng bé bị tưa lưỡi không có dấu hiệu suy giảm, phụ huynh cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có hướng điều trị, xử lý phù hợp.

Làm sao khi thấy hiện tượng răng sữa mọc lệch ở trẻ nhỏ?

Tình trạng răng sữa mọc lệch, không thẳng hàng thường là do hàm nhỏ so với răng, hay do tác động từ bên ngoài như viêm nướu sâu răng,...làm mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến khả năng nhai nuốt của răng.

TIN MỚI NHẤT