3 lưu ý quan trọng phụ nữ mang thai ở tuổi 35 nên nhớ để mẹ khỏe, bé khỏe

Nuôi dạy con 08/12/2021 08:23

Sau tuổi 35 không còn là giai đoạn lý tưởng nhất để phụ nữ sinh con. Tuy nhiên, nếu mang thai trong giai đoạn này cũng không có gì đáng lo ngại. Để hành trình sinh con sau 35 tuổi diễn ra suôn sẻ, chị em cần lưu ý 3 điều sau.

35 tuổi sinh con có tốt không?

Đồng hồ sinh học là một thực tế của cuộc sống mà nó thay đổi theo thời gian, đặc biệt khi bạn tới 35 tuổi. Đó chỉ đơn giản là độ tuổi mà có nhiều rủi ro khác nhau trở nên đáng quan ngại hơn khi mang thai.

Bạn có thể mất nhiều thời gian hơn để mang thai: Khi đến năm 30 tuổi, trứng của bạn sẽ bắt đầu giảm về số lượng và chất lượng. Ngoài ra, trứng của phụ nữ lớn tuổi không được thụ tinh dễ dàng như trứng của phụ nữ trẻ.

Bạn có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ: Loại tiểu đường này chỉ xảy ra trong thai kỳ, diễn ra phổ biến hơn khi phụ nữ già đi. Thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sinh non, huyết áp cao khi mang thai và các biến chứng cho trẻ sau khi sinh.

3 lưu ý quan trọng phụ nữ mang thai ở tuổi 35 nên nhớ để mẹ khỏe, bé khỏe - Ảnh 1
Loại tiểu đường này chỉ xảy ra trong thai kỳ, diễn ra phổ biến hơn khi phụ nữ già đi. Ảnh minh họa: Internet

Bạn có nhiều khả năng bị huyết áp cao khi mang thai: Nghiên cứu cho thấy huyết áp cao phát triển trong thai kỳ diễn ra phổ biến hơn ở phụ nữ lớn tuổi.

Bạn có nhiều khả năng sinh con nhẹ cân và sinh non: Trẻ sinh non, đặc biệt là những trẻ sinh quá sớm, thường kèm theo các khiếm khuyết hay bệnh lý phức tạp.

Bạn có thể cần phải sinh mổ: Các bà mẹ lớn tuổi có nguy cơ gặp các biến chứng cao hơn so với các sản phụ trẻ tuổi, ví dụ như nhau tiền đạo (placenta previa).

Nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể cao hơn: Trẻ sinh ra từ bà mẹ lớn tuổi có nguy cơ mắc một số vấn đề về một số nhiễm sắc thể nhất định, chẳng hạn như hội chứng Down.

Phụ nữ sinh con sau 35 tuổi cần lưu ý gì?

Theo các chuyên gia khuyên cáo: Phụ nữ mang thai, đặc biệt mang thai muộn sau 35 tuổi cần lưu ý nhiều điều để đảm bảo sức khỏe bản thân và thai nhi khỏe mạnh.

Thứ nhất, phụ nữ nên khám sức khỏe trước khi dự định mang thai. Trong trường hợp mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường hoặc cao huyết áp cần được theo dõi chặt chẽ để đảm bảo thai kỳ diễn ra an toàn, suôn sẻ.

3 lưu ý quan trọng phụ nữ mang thai ở tuổi 35 nên nhớ để mẹ khỏe, bé khỏe - Ảnh 2
Phụ nữ mang thai nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Ảnh minh họa: Internet

Thứ hai, phụ nữ mang thai nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ăn nhiều trái cây và rau xanh, các thực phẩm giàu dinh dưỡng, đồng thời tăng cường các loại thực phẩm bổ sung axit folic để tăng cường sức đề kháng cho mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.

Thứ ba, xây dựng lối sống lành mạnh, tập thể dục mỗi ngày, không sử dụng các chất kích thích, thực hiện giảm cân để tránh bị béo phì, hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại để tránh ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

Đặc biệt, phụ nữ mang thai nên khám thai định kỳ. Ngoài việc làm các xét nghiệm thường quy (như các thai phụ nguy cơ thấp, dưới 30 tuổi) thì thai phụ lớn tuổi cần nghiêm túc thực hiện các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ về tầm soát dị tật, tầm soát bất thường ở thai nhi.

Mẹ bầu làm việc ngồi nhiều có sao không? Những tư thế mẹ bầu nên tránh để không ảnh hưởng đến thai nhi

Tư thế ngồi của bà bầu ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho thai nhi đồng thời có thể gây đau lưng, suy giãn tĩnh mạch, tê liệt bắp chân hay chuột rút cho mẹ.

TIN MỚI NHẤT