Luộc vịt cứ cho thêm loại quả này vào nồi: Mùi thơm phưng phức, cả nhà có món canh ngon bổ 

Mẹo vặt trong bếp 14/11/2023 04:58

Nước luộc có thể dùng để chế biến món canh thơm ngon bổ dưỡng. Loại quả quen thuộc đi đôi với vịt lại hợp không ngờ.

Vì sao luộc thịt vịt khó?

Theo Báo Lao Động, thịt vịt là món ăn quen thuộc với nhiều nhà. Tuy nhiên để chế biến được món vịt luộc ngon thì cần phải có công thức cụ thể.

Muốn có món vịt luộc ngon và mềm, việc đầu tiên là phải chọn được những con vịt ngon, vịt còn sống là tốt nhất, nếu mua vịt đông lạnh thịt sẽ không dai và ngọt. Khi mua vịt, bạn nên chọn những con trưởng thành, ức đầy, da cổ và da bụng dày, mọc đủ lông.

Không nên chọn vịt quá béo, ngậy mỡ vì ăn sẽ rất ngán. Không nên chọn vịt quá non hay quá già, vịt non thì thịt nhão không ngon, lông măng nhiều rất tốn thời gian sơ chế. Vịt già thì thịt dai, vị ngon ngọt cũng bị giảm đi nhiều.

Luộc vịt cứ cho thêm loại quả này vào nồi: Mùi thơm phưng phức, cả nhà có món canh ngon bổ  - Ảnh 1
Luộc vịt cần có tuyệt chiêu. Ảnh: Internet

Khử mùi hôi cho thịt vịt là bước quan trọng, mặc dù đã làm sạch phần lông, cắt bỏ phao câu nhưng thịt vịt vẫn sẽ có mùi đặc trưng, nếu không sơ chế sẽ có mùi hơi khó chịu khi ăn.

Bạn dùng muối hạt (trong nhà lúc nào cũng nên có 1 bịch muối hạt loại to) chà xát cả trong và ngoài con vịt rồi rửa sạch, sau đó cắt vài lát gừng chà lên rồi rửa lại lần nữa, gừng có tác dụng khử mùi hôi vịt hiệu quả và giúp vịt thơm hơn khi luộc.

Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể dùng rượu trắng hoặc rượu gừng, giấm gạo để rửa vịt rồi xả lại với nước, chắc chắn vịt sẽ không còn mùi hôi.

Loại quả rất hợp để luộc vịt

Theo Báo Giáo dục và thời đại, mướp hương là loại quả quen thuộc với mọi người. Nhưng loại quả này thường được mang luộc, xào lòng gà, nấu canh cua, xào trứng chứ ít người biết cho vào luộc vịt lại rất hợp.

Luộc vịt với loại quả này sẽ khiến thịt vịt thơm và không bị dai. Ngoài loại quả này, bạn có thể cho thêm nước dừa để luộc vịt. 

Luộc vịt cứ cho thêm loại quả này vào nồi: Mùi thơm phưng phức, cả nhà có món canh ngon bổ  - Ảnh 2
Cách luộc vịt không hôi với mướp hương. Ảnh: Internet

Bạn có thể làm như sau:

- Đun nước 1 hay 2 quả dừa tươi non (không dùng dừa già), có thể chế thêm nước để đủ ngập vịt ( không cho quá nhiều nước dừa).

- Nước sôi mới bỏ vịt vào (gà luộc lạnh nhưng ngan vịt luộc sôi mới ngon).

- Hạ nhỏ lửa hớt hết bọt nếu có. Nướng củ gừng đập dập thả vào cùng chút gia vị (hoặc nhánh sả cũng được), lấy thìa nạo cả cùi dừa cho vào cùng vịt.

- Đậy vung đun chừng 5-10 phút tuỳ vịt to nhỏ. Sau đó bổ đôi mướp hương thả vào (1 hay 2 quả tuỳ lượng vịt) đun thêm 5 phút nữa tắt bếp.Nước luộc có thể hớt bớt váng mỡ (nếu ai không thích ăn nước béo) thả vài củ khoai sọ nấu mềm rồi vớt mướp bỏ đi, thả nắm rau muống + rau ngổ vào dùng nóng ( rau muống hút bớt mỡ vịt nên nếu không hớt mỡ đi ăn cũng không bị quá ngấy).

Cách pha nước chấm vịt luộc ngon

Thịt vịt ngon nhất là khi chấm cùng nước mắm gừng, thứ nước chấm với hương vị cay nồng, thơm ngon này sẽ khiến món ăn thêm hấp dẫn. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần giã nhuyễn gừng, ớt, sau đấy thêm nước mắm, đường và chanh vào. Nếm thử thấy nước chấm đậm đà, có vị chua ngọt là được.

Luộc vịt cứ cho thêm loại quả này vào nồi: Mùi thơm phưng phức, cả nhà có món canh ngon bổ  - Ảnh 3
 

 

Luộc vịt cứ cho thêm loại quả này vào nồi: Mùi thơm phưng phức, cả nhà có món canh ngon bổ  - Ảnh 4

Nước mắm gừng sẽ giúp món vịt luộc thêm đậm đà hương vị. Ảnh: Internet

Những ai không nên ăn thịt vịt?

Theo Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên Khoa y học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược TP.HCM chia sẻ trên Báo Thanh Niên:

- Những người mắc bệnh gout không nên ăn thịt vịt vì có lượng purin cao, có thể làm tăng cao axit uric trong cơ thể. Cứ 100 g thịt vịt có 128 mg purin được chuyển hóa thành axit uric. Trong khi đó, khuyến cáo cho người bệnh gút cấp tính chỉ nên sử dụng tối đa 135 - 150 mg/100 g. Do đó, người bệnh gout mạn tính không nên ăn thịt vịt.

- Do thịt vịt có tính mát, tác dụng bổ âm nên những người dương hư tỳ nhược (thường gặp ở người có thể trạng kém, người tuổi cao thể lực suy kém, hoặc ốm lâu ngày...), ngoại cảm (cảm thời tiết) chưa khỏi hẳn, tạm thời chưa nên ăn.

- Người có thể trạng hàn lạnh thì nên hạn chế ăn thịt vịt, bởi sau khi ăn vào có thể sẽ gây lạnh bụng, dẫn đến cảm giác chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các dấu hiệu tiêu hóa bất lợi khác.

- Ngoài ra, có một số tài liệu cho rằng không nên ăn thịt gà, vịt sau mổ vì sẽ gây sẹo lồi, gây ngứa hoặc ăn da vịt gây ho, gây đau nhức khớp, tuy nhiên các ý kiến này hiện chưa được nghiên cứu và chứng minh.

 

 

Trứng gà rất tốt, nhưng người tiểu đường khi ăn cần nhớ 2 điều để tránh tình trạng đường huyết tăng vọt

Chỉ cần tiêu thụ trứng hợp lý sẽ không gây gánh nặng cho sức khỏe cũng như không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

TIN MỚI NHẤT