Khám phá tất tần tật về Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc

Đời sống 06/06/2018 13:58

Đối với người Trung Quốc, Tết Đoan Ngọ là một trong 4 ngày lễ lớn của năm, bên cạnh Tết Trung Thu, Thanh Minh và Nguyên Đán. Vì sao Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc lại quan trọng như vậy? Có gì đặc biệt trong ngày truyền thống này? Hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây để khám phá tất tần tật về Tết Đoan Ngọ của người Trung nhé!

1. Ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc

Tết Đoan Ngọ tiếng Trung còn gọi là Tết Đoan Dương diễn ra vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm.

Có khá nhiều giả thuyết Tết Đoan Ngọ Trung Quốc có nguồn gốc từ đâu, trong đó, được lưu truyền rộng rãi nhất phải kể đến truyền thuyết về Khuất Nguyên. Đây là một vị đại thần của nước Sở vào cuối thời Chiến Quốc. Tương truyền Khuất Nguyên là tác giả bài thơ Ly tao nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn, muốn can gián vua trước họa mất nước.

Khám phá tất tần tật về Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc - Ảnh 1
Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ truyền thuyết về Khuất Nguyên -Ảnh: Internet

Vốn là người tính khí cương trực, Khuất Nguyên thường hay khuyên can vua nên bị gian thần hãm hại phải đi đày. Trên đường đi đày, nghe tin nước Sở mất, ông gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn vào ngày mùng 5 tháng 5.

Thương tiếc vị trung thần nước Sở, người dân thường tổ chức tưởng niệm Khuất Nguyên vào ngày ông tự vẫn. Dù hình thức tưởng niệm ít nhiều thay đổi theo thời gian nhưng ý nghĩa Tết Đoan Ngọ Trung Quốc vẫn được giữ nguyên đến bây giờ.

Ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ để tưởng niệm vị trung thần nước Sở -Ảnh: Internet

Ngoài ra, cũng có một số giả thuyết khác về Tết Đoan Ngọ của Trung Quốc như tục thờ thủy thần, tục đón tiếp Ngũ Tử Tư, phong tục Hạ Chí…

2. Các hoạt động truyền thống ngày Tết Đoan Ngọ

  • Đua thuyền rồng
Khám phá tất tần tật về Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc - Ảnh 2
Hoạt động đua thuyền rồng trong ngày Tết Đoan Ngọ -Ảnh: Internet

Theo tích xưa, khi nghe tin Khuất Nguyên trầm mình xuống sông Mịch La, người dân ngay lập tức tổ chức đội thuyền chèo ra sông để cứu ông nhưng bất thành. Sau này, mỗi năm vào ngày Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc, họ đều tổ chức đua thuyền rồng để tưởng nhớ đến ông.

  • Đeo túi thơm
Khám phá tất tần tật về Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc - Ảnh 3
Trong ngày tết Đoan ngọ, trong dân gian còn có tập tục đeo túi thơm -Ảnh: Internet

Người Trung Quốc quan niệm đeo túi thơm vào tết Đoan Ngọ có thể chống bệnh tật và xua đuổi tà ma.

  • Lễ hội rước rồng
Khám phá tất tần tật về Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc - Ảnh 4
Lễ hội rước rồng trong Tết Đoan Ngọ -Ảnh: Internet

Ở một số vùng, người dân tộc Mèo sẽ tổ chức lễ hội rước rồng. Rồng được làm từ gỗ sam, dài khoảng 76 mét, do 1.056 thanh niên trai tráng thay nhau rước để đón tết Đoan Ngọ của mình.

Ngoài ra, người Trung Quốc còn có một số tập tục khác như hái thuốc, hái trà, giết sâu bọ...

3. Ẩm thực đặc trưng của Tết Đoan Ngọ Trung Quốc

Bên cạnh các hoạt động sôi nổi, bạn có thắc mắc Tết Đoan Ngọ Trung Quốc ăn gì? Câu trả lời đó là ăn bánh nếp và uống rượu hùng hoàng.

Khám phá tất tần tật về Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc - Ảnh 5
Người Trung Quốc ăn bánh nếp trong Tết Đoan Ngọ -Ảnh: Internet

Bánh nếp thường được chuẩn bị từ tối hôm trước bằng cách ngâm gạo với lá tre. Tùy mỗi vùng khác nhau mà nhân bánh nếp có thể là thịt, đỗ xanh, long nhãn, trứng mặn hay bột dẻ, hạt tiêu…

Khám phá tất tần tật về Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc - Ảnh 6
Uống rượu hùng hoàng -Ảnh: Internet

Còn rượu hùng hoàng thì được làm bằng cách lên men lúa mạch với hùng hoàng, một khoáng vật màu vàng được nhân dân Trung Quốc dùng để xua đuổi sâu bọ, côn trùng.

Tuy diễn ra cùng ngày với Tết Đoan Ngọ Việt Nam nhưng Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc vẫn có những khác biệt với ý nghĩa, tập tục riêng. Đây là nét văn hóa độc đáo của một ngày lễ quan trọng trong lịch sử Trung Hoa đã được gìn giữ cho đến ngày nay.

TIN MỚI NHẤT