Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Chăm sóc con 25/06/2018 17:31

Mẹ sẽ nghe thấy những âm thanh bất thường vùng ruột non và ruột già khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng. Để khắc phục triệu chứng này, mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống của cả mẹ và bé đồng thời đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu trẻ bị sôi bụng trong thời gian dài.

Nguyên nhân sôi bụng ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng sẽ phát ra những âm thanh lạ, bé bỏ ăn, nôn trớ, quấy khóc đặc biệt vào ban đêm. Tùy vào cơ địa, nhiều trẻ sơ sinh còn có dấu hiệu tiêu chảy trong một vài ngày. Có đến 2/3 số trẻ sơ sinh mắc chứng sôi bụng do các nguyên nhân:

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có ảnh hưởng đến sức khỏe không? - Ảnh 1
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có thể do nhiều nguyên nhân - Ảnh minh họa: Internet

- Hệ đường ruột không dung nạp lactose: Trẻ sơ sinh cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Nếu mẹ cho bé bú sữa công thức quá sớm hoặc lựa chọn loại sữa không phù hợp sẽ làm hệ tiêu hóa non nớt của trẻ không dung nạp được lactose gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến sôi bụng.

- Trẻ bú bình sai cách: Thao tác bú bình sai cách có thể làm bé nuốt nhiều không khí gây nên chứng sôi bụng. Quy trình pha sữa không vệ sinh cũng là nguyên nhân làm bụng trẻ phát ra âm thanh lạ.

- Mẹ ăn uống không khoa học: Trẻ sơ sinh bú mẹ có thể bị sôi bụng do chế độ ăn của mẹ nhiều dầu mỡ và các thức ăn cay nóng.

Tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh có thể kéo dài trong một vài ngày kèm theo các triệu chứng khác làm trẻ quấy khóc, khó chịu trong người, ảnh hưởng không tốt đến nhịp sinh học thường ngày. 

Cách trị chứng sôi bụng ở trẻ sơ sinh

Mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để khắc phục hiện tượng sôi bụng ở trẻ sơ sinh. Nếu quan sát thấy bé có dấu hiệu bỏ bú, hay nôn trớ sữa, thường quấy khóc về đêm cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng sức khỏe.

Để trị chứng sôi bụng ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể massage nhẹ vùng bụng theo chiều kim đồng hồ kết hợp với thao tác vuốt nhẹ sống lưng của trẻ sau khi trẻ bú khoảng 30 phút.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có ảnh hưởng đến sức khỏe không? - Ảnh 2
Sau khi cho trẻ bú, mẹ có thể kết hợp massage bụng và lưng nhằm khắc phục chứng sôi bụng ở trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên thay đổi loại sữa công thức phù hợp với trẻ theo hướng ưu tiên các loại dành cho trẻ sơ sinh ít thành phần lactose để hệ tiêu hóa bé hoạt động dễ dàng hơn. Trong quá trình bú bình, mẹ cần thực hiện đúng các thao tác cơ bản (chọn núm vú phù hợp, điều chỉnh hướng bình…) để tránh hiện tượng không khí tràn nhiều vào dạ dày bé gây sôi bụng.

Các thực phẩm mẹ ăn hàng ngày khi cho trẻ bú cũng quyết định đến sức khỏe đường ruột của con. Vì vậy, mẹ không nên ăn các thức ăn cay nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ. Thay vào đó là chế độ dinh dưỡng lành mạnh sau sinh với các loại rau củ quả nhiều vitamin, dưỡng chất cùng thói quen uống đủ nước mỗi ngày để có nguồn sữa mẹ chất lượng, cải thiện chứng sôi bụng khó chịu ở trẻ sơ sinh.

 

Mẹ có nên phơi nắng cùng con sơ sinh?

Chị họ tôi khuyên mỗi sáng tôi nên tự bế con 1 tháng tuổi ra phơi nắng thay vì nhờ chồng, vì trông tôi khá nhợt nhạt, nhưng một người dì lại cản, bảo rằng tôi ra nắng sẽ hư da, gió làm yếu người…

TIN MỚI NHẤT