Trẻ bị rối loạn tiêu hóa sau Tết, đây là điều cha mẹ nên làm

Chăm sóc con 09/02/2020 06:00

Ăn quá nhiều các loại bánh kẹo, thức ăn nhiều dầu mỡ quá nhiều trong dịp Tết có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Cha mẹ có thể thực hiện những gợi ý đơn giản dưới đây để giúp con xử trí tình trạng này.

Những ngày đầu năm mới là cơ hội để trẻ được ăn thỏa thích các loại bánh kẹo, mứt Tết và đa dạng các loại thức ăn ngon. Lịch sinh hoạt, ăn uống cũng không cố định như những ngày bình thường. Đây có thể là những nguyên nhân cơ bản khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa sau Tết.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là tình trạng cơ vòng bị co thắt gây ra những triệu chứng bất thường ở hệ tiêu hóa trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Hậu quả của rối loạn tiêu hóa có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch giảm sút, trí não và thể chất chậm phát triển.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa sau Tết, đây là điều cha mẹ nên làm - Ảnh 1

Rối loạn tiêu hóa là trình trạng nhiều trẻ em gặp phải sau Tết - Ảnh minh họa: Internet

Các bác sĩ dinh dưỡng khuyên cha mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho trẻ một cách khoa học, đúng nhu cầu, phù hợp lứa tuổi. Nên hạn chế sở thích ăn vặt giữa các bữa ăn để bé ăn ngon miệng hơn trong bữa chính.

Khi chế biến thức ăn, cha mẹ chú ý ưu tiên thức ăn mềm, dễ tiêu hóa để dạ dày trẻ nhanh chóng phục hồi và hấp thụ nhiều dưỡng chất.

Những nhóm thực phẩm đa dạng dưới đây sẽ giúp cha mẹ biết cách cân đối khẩu phần ăn hàng ngày khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Rau xanh

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Thành phần chất xơ trong ra xanh giúp hệ đường ruột của bé hoạt động tốt hơn. Chất xơ còn giúp loại bỏ những chất bã thừa trong đường ruột hoặc những thức ăn không tiêu. Vitamin và chất khoáng trong rau xanh cũng giúp cơ thể trẻ tiêu hóa chất béo không lành mạnh hấp thu vào.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa sau Tết, đây là điều cha mẹ nên làm - Ảnh 2

Nên tích cực cho trẻ ăn rau xanh khi bị rối loạn tiêu hóa sau Tết - Ảnh minh họa: Internet

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cha mẹ nên tăng cường các loại rau xanh giàu chất xơ như măng tây, cà rốt, bông cải xanh, bắp cải, bí đao, súp lơ, dưa leo... nhằm giúp hệ đường ruột sớm trở về trạng thái cân bằng sau Tết.

Trái cây

Thành phần enzym và prebiotics trong nhiều loại trái cây tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động trơn tru, ngăn ngừa các triệu chứng rối loạn thường gặp trong những ngày Tết.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa sau Tết, đây là điều cha mẹ nên làm - Ảnh 3

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa sau Tết nên ăn nhiều trái cây chứa enzym và prebiotics - Ảnh minh họa: Internet

Cha mẹ nên tích cực cho trẻ ăn một số loại trái cây tốt cho hệ tiêu hóa như như chuối, bơ, nho, xoài, kiwi, dưa lê, dưa lưới, dưa hấu, đu đủ, đào, mận, dâu tây... để tăng cường sức mạnh đường ruột.

Cơm ướt, cháo loãng

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa sau Tết, đây là điều cha mẹ nên làm - Ảnh 4

Đừng quên cung cấp lượng tinh bột nhất định từ cơm ướt hay cháo loãng cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa - Ảnh minh họa: Internet

Tinh bột từ lúa gạo hoàn toàn thích hợp với hệ tiêu hóa của bé. Bạn có thể dùng gạo nấu cháo hoặc cơm ướt cho trẻ ăn cùng các thực phẩm khác khi con có biểu hiện rối loạn tiêu hóa.

Nhóm thức ăn giàu đạm

Thức ăn chứa nguồn protein dồi dào là một trong bốn nhóm dinh dưỡng chính giúp trẻ phát triển toàn diện. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa cũng nên ăn đầy đủ các thực phẩm giàu đạm động vật và đạm thực vật.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa sau Tết, đây là điều cha mẹ nên làm - Ảnh 5

Nhóm thức ăn giàu đạm cần thiết cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa sau Tết - Ảnh minh họa: Internet

Thức ăn giàu đạm thực vật tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ có thể kể đến như họ nhà đậu, đậu phụ, bơ đậu phộng, khoai tây... Bên cạnh đó, những thực phẩm giàu đạm động vật giúp hệ tiêu hóa trẻ dễ dàng làm việc bao gồm thịt gà, thịt heo nạc, thịt bò nạc, trứng.

Sữa chua

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa sau Tết, đây là điều cha mẹ nên làm - Ảnh 6

Hệ tiêu hóa của trẻ sẽ khỏe mạnh hơn nhờ lợi khuẩn đường ruột trong sữa chua - Ảnh minh họa: Internet

Sữa chua là nhóm thực phẩm giàu các lợi khuẩn đường ruột probiotics. Nguồn lợi khuẩn này đóng vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa của cả người lớn và trẻ nhỏ.

Ăn sữa chua thường xuyên sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, khắc phục chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ em.

Khi bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống cân bằng. Trường hợp trẻ có dấu hiệu không bình phục, nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có giải pháp điều trị thích hợp.

Thực phẩm có hại cho não bộ trẻ cha mẹ vẫn vô tư cho con ăn hàng ngày

Não bộ là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Xây dựng cho trẻ một thói quen ăn uống lành mạnh sẽ giúp trẻ tránh được nguy cơ suy giảm nhận thức, lão hóa và ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ. Hãy tránh xa các thực phẩm có hại cho não bộ trẻ sau đây để con phát triển khỏe mạnh toàn diện.

TIN MỚI NHẤT