Thị trường BĐS năm 2019: Khan hiếm nguồn cung, giá bán tăng ở các phân khúc

Không gian sống 14/01/2020 05:33

Tại các đô thị lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang và nhiều tỉnh thành trên cả nước, nguồn cung mới từ các dự án bất động sản đô thị và nhà ở sụt giảm mạnh.

Đánh giá chung về thị trường bất động sản năm 2019, Hội môi giới bất động sản Việt Nam nhấn mạnh: Tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang và nhiều tỉnh thành trên cả nước, nguồn cung mới từ các dự án bất động sản đô thị và nhà ở sụt giảm mạnh. Trong đó nguyên nhân chính được xác định là việc rà soát, thanh kiểm tra việc tuân thủ quy định Pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai….tại các dự án.

Năm 2019, tại Hà Nội có 58 dự án với 26.809 sản phẩm đủ điều kiện bán hàng, so với năm 2018: giảm 3.019 (69 Dự án, 29.828 s/p). So với năm 2017, lượng sản phẩm chỉ đạt 56,4% (115 Dự án, 47527 s/p).

Sau quãng thời gian dài giá bán căn hộ tương đối ổn định, cuối năm 2019, sự khan hiếm sản phẩm mới trong thời gian dài đã đẩy giá bán căn hộ trung và cao cấp tăng 3-5%.

Tại TP. HCM có 47 dự án được phê duyệt có sản phẩm đủ điều kiện bán hàng. từ Quý II/2019 không còn căn hộ giá thấp bởi sự tăng giá. Giá căn hộ trung cấp tăng 3-5% qua các Quý. Giá bán căn hộ cao cấp tại các dự án có sự chênh lệch rất lớn, một số dự án cao cấp giá 250 triệu/m2.

Lượng giao dịch cũng sụt giảm mạnh bởi nguyên nhân do hệ lụy từ lượng cung sụt giảm. Giá BĐS có chiều hướng tăng, tín dụng cho vay kinh doanh BĐS bị siết mạnh làm giảm lượng giao dịch từ các nhà đầu tư thứ cấp, đầu cơ, tâm lý e ngại lo sợ từ các nhà đầu tư, người tiêu dùng khi thị trường BĐS xuất hiện nhiều dự án BĐS không phù hợp với quy định pháp luật. Trong khi đó nguồn thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước gần như không có để giúp họ kiểm chứng.

Thị trường BĐS năm 2019: Khan hiếm nguồn cung, giá bán tăng ở các phân khúc - Ảnh 1

Nguồn cung mới từ các dự án bất động sản đô thị và nhà ở sụt giảm mạnh trong năm 2019 (Ảnh minh họa)

Khan hiếm nguồn cung trong bối cảnh lực cầu mạnh tại đô thị đang là nguyên nhân chính làm tăng giá căn hộ chung cư tại Hà Nội, TP.HCM. Tuy nhiên, khan hiếm nguồn cung không phải do không còn dư địa phát triển nguồn mà là do tạm thời ngưng phát triển từ các cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy, việc tăng giá mạnh khó được thị trường chấp nhận thể hiện ở một số hiện tượng: Đầu cơ sụt giảm, phân khúc cao có mức giá > 50trđ/m2 có tỷ lệ hấp thụ thấp (đặc biệt là những dự án đẩy giá với biên độ lớn)….

Sự lệch pha cung - cầu có biểu hiển mạnh, đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM ngày càng khan hiếm nhà ở cho phân khúc giá rẻ, bình dân. Phân khúc cao cấp phát triển mạnh và phù hợp nhóm đối tượng khách nước ngoài nhưng lại bị giới hạn tiêu thụ bởi quy định lượng sản phẩm cho người nước ngoài.

Trong quý cuối năm 2019, Hà Nội cũng sụt giảm nghiêm trọng phân khúc nhà ở giá rẻ, gần như mất hẳn tại các khu vực gần trung tâm. Khu vực nhà giá rẻ dưới 25 triệu đồng/m2 hiện chỉ còn các vùng ven ngoại thành như Hà Đông, Đông Anh, Gia Lâm.

Về phía sản phẩm nhà thấp tầng, lượng hàng nhà thấp tầng, đặt biệt loại hình shophouse đang tồn rất nhiều ở cả Hà Nội hay TP HCM. Nhiều chủ đầu tư đưa ra giá bán rất cao như dự án ở Hà Đông mà giá lên đến gần 250 triệu đồng/m2.

Chủ đầu tư đang quá kì vọng vào sản phẩm của mình với những chính sách về chất lượng, thương hiệu hay đẳng cấp. Tuy nhiên, thị trường chưa chấp nhận mức giá đó nên tỉ lệ hấp thụ các sản phẩm này là rất thấp.

Hàng trăm gia đình tan nát sau cú sốc Alibaba

Cú sốc quá lớn từ khi địa ốc Alibaba bị phanh phui lừa đảo khiến hàng trăm gia đình vẫn chưa thể quay trở lại cuộc sống bình thường.

TIN MỚI NHẤT