Con gái bất ngờ hỏi "Mẹ ơi, sao con không có "bộ râu dài" như mẹ?", người mẹ đã đưa ra câu trả lời khiến ai cũng gật gù đồng tình

Bài học làm mẹ 20/10/2019 00:00

Khi bắt gặp cảnh mẹ đang thay quần áo và phát hiện ra mẹ có "râu" mà mình không có, con gái liền thắc mắc.

Trẻ nhỏ tầm 3 tuổi trở lên sẽ bắt đầu tò mò về cơ thể, sự khác biệt giới và đôi khi những câu hỏi "cắc cớ" của các bé khiến bố mẹ bị đơ. Trường hợp hai mẹ con bé 6 tuổi ở dưới đây là ví dụ.

Một hôm, Tiểu Cần đã vô tình không đóng cửa nhà tắm và để con gái 6 tuổi nhìn thấy cảnh mình đang thay quần áo. Tiểu Cần hơi lúng túng nhưng rồi cô nghĩ, con còn nhỏ, sẽ không sao đâu.

Vậy mà, trước khi đi ngủ, con gái Tiểu Cần đột nhiên hỏi mẹ: "Con không cố ý nhìn mẹ lúc thay quần áo, nhưng con tò mò tại sao mẹ lại có "râu" mà con lại không có?".

Con gái bất ngờ hỏi 'Mẹ ơi, sao con không có 'bộ râu dài' như mẹ?', người mẹ đã đưa ra câu trả lời khiến ai cũng gật gù đồng tình - Ảnh 1

Nghe con gái hỏi xong, mặt Tiểu Cần đỏ lựng vì xấu hổ, nhưng cô nhanh chóng lấy lại bình tĩnh và nói với con: "Con gái ơi, con thông minh lắm khi đã tìm ra sự khác biệt giữa mẹ và con! Cơ thể con người sẽ có nhiều thay đổi từ lúc sinh ra cho tới khi trưởng thành rồi già đi. Và khi con lớn lên như mẹ, khi con trưởng thành, con cũng có "râu" giống mẹ. Ai cũng như vậy con ạ, bởi đó là quá trình phát triển của mỗi con người".

Khi gặp phải câu hỏi "khó" như thế này, thường cha mẹ giả điếc và đánh lạc hướng con vấn đề khác. Nhưng đó không phải là cách hay! Hãy coi đó là cơ hội tốt để giáo dục giới tính cho con, giúp con hiểu biết một cách khoa học và rõ ràng mọi khúc mắc.

Con gái bất ngờ hỏi 'Mẹ ơi, sao con không có 'bộ râu dài' như mẹ?', người mẹ đã đưa ra câu trả lời khiến ai cũng gật gù đồng tình - Ảnh 2

Gặp những câu hỏi "cắc cớ" về giới tính như vậy, cha mẹ không nên tức giận vì thấy tại sao con còn nhỏ mà lại quan tâm tới vấn đề nhạy cảm. Hãy giúp con tiếp cận vấn đề một cách nhẹ nhàng, và có cách giải thích phù hợp với lứa tuổi của con. Cung cấp cho con những kiến thức giới tính một cách khoa học là cách tốt nhất để khi lớn lên con không bị lệch lạc về tâm lý.

Khi dạy con về vấn đề nhạy cảm, cha mẹ không nên nôn nóng, nên kiên nhẫn với con từng chút một. Là vấn đề mới mẻ lại đang ở độ tuổi tò mò nên đương nhiên con sẽ đặt rất nhiều câu hỏi. Hãy kiên nhẫn giải thích cho con chứ đừng nổi nóng vì thấy quá phiền phức. Bởi nếu bạn cáu giận, con sẽ sợ và từ sau sẽ không dám cởi mở với bố mẹ về chuyện giới tính nữa. Đó mới là điều nguy hại thực sự bởi trẻ sẽ tự tìm hiểu và mò mẫm.

Con gái bất ngờ hỏi 'Mẹ ơi, sao con không có 'bộ râu dài' như mẹ?', người mẹ đã đưa ra câu trả lời khiến ai cũng gật gù đồng tình - Ảnh 3

Hãy giúp con hiểu về giới tính và sự riêng tư của mình

Như trong trường hợp của Tiểu Cần nói trên, khi con gái nhìn thấy bộ phận kín của mẹ khác mình bé đã thắc mắc. Mẹ giải đáp thỏa đáng khi cho con biết đặc điểm giới tính và sự phát triển của từng bộ phận trong cơ thể. Khi hiểu vấn đề, con sẽ không bị choáng ngợp hoặc quá tò mò khi vô tình nhìn thấy những lần sau đó.

Giáo dục trẻ cách tôn trọng bản thân và người khác

Ngay từ khi trẻ còn nhỏ hãy dạy con cách tôn trọng bản thân, không để người lạ được đụng vào mình, không cho ai đụng vào bộ phận kín trừ mẹ, bà. Đồng thời bố mẹ cũng nên dạy con biết tôn trọng sự riêng tư của người khác: không tò mò về cơ thể của người khác, không đụng chạm vào cơ thể của người lạ.

Cha mẹ nên tăng cường kiến thức về giáo dục giới tính thông qua sách báo, internet để biết cách giúp cho con tiếp thu nhanh hơn và thường xuyên nói chuyện để giải đáp mọi khúc mắc của con về vấn đề giới tính.

TIN MỚI NHẤT