2 điều cha mẹ nên làm khi trẻ bị bắt nạt

Bài học làm mẹ 29/03/2024 06:56

Hãy tham khảo một số gợi ý dưới đây nếu như trẻ từng bị bắt nạt hoặc có nguy cơ bị bắt nạt.

Là cha mẹ ai cũng muốn con mình có một ngày đi học vui vẻ, mang những câu chuyện tích cực và cảm xúc thoải mái về nhà sau một ngày học tập. Nhưng bạn nên nhớ trường học chính là một xã hội thu nhỏ. Và có những lúc con bạn cũng bị bắt nạn. Vậy phải làm thế nào để giúp con trước vô vàn những tình huống không giống nhau? 

Thông thường những đứa trẻ hay bị bắt nạt thường có tâm lý yếu, không chịu được áp lực hoặc hay bị dồn nén. Chính vì thế trẻ em cần được giáo dục hợp lý để tránh tình trạng bị bắt nạt. 

Nhà trường cũng như phụ huynh cần phải hiểu tâm lý của trẻ, ở các lứa tuổi học sinh để có biện pháp giúp các em đối diện với các tình huống một cách tỉnh táo và thoát khỏi việc bị bạn bè bắt nạt ra sao. 

Đặc biệt ở phía các giáo viên chủ nhiệm, họ đều là những người được đào tạo về chuyên ngành sư phạm và được học về phương pháp hỗ trợ những học sinh cá biệt. Tuy nhiên, hiện nay giáo viên có quá ít thời lượng cho các chương trình giáo dục, đào tạo học sinh. Đặc biệt là các vấn đề liên quan tới bạo lực học đường. Giáo viên cần chủ động và sáng suốt giải quyết các tình huống dựa vào kinh nghiệm và sự cảm nhận của bản thân mình. 

2 điều cha mẹ nên làm khi trẻ bị bắt nạt - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Những biểu hiện của trẻ khi bị bắt bạt: 

- Xuất hiện các vết bầm tím hoặc trầy xước không rõ nguyên nhân, hoặc quần áo bị rách. 

- Đồ chơi, dụng cụ học tập, quần áo, bữa trưa hoặc tiền tiêu vặt bị mất. 

- Tâm trạng ủ rũ hoặc hay cáu gắt. 

- Cảm thấy đau đầu, đau dạ dày hoặc lo lắng. 

- Trẻ khó ngủ, gặp ác mộng liên tục hoặc mệt mỏi quá mức. Có hành vi bắt nạt anh chị em hoặc những đứa trẻ nhỏ hơn. 

- Đi học về tìm đồ ăn ngấu nghiến.  

- Trẻ sợ ở một mình hoặc bỗng dưng trở nên "đeo bám". 

Cha mẹ hãy làm theo những cách sau để giúp con

Bình tĩnh lắng nghe kỹ lời con nói 

Đây là bước đầu tiên và cũng được đánh giá là bước rất quan trọng trong việc giúp giải nguy cho con khi bị bạn bắt nạt. 

Khi trẻ kể cho bạn nghe về việc trẻ bị bắt nạt ra sao, như thế nào thì cha mẹ cần phải nghiêm túc và bình tĩnh lặng nghe hết lời con nói. Không tức giận cũng không ngắt ngang trong lúc trẻ đang kể cho cha mẹ nghe. Bởi vì việc này chính là để giúp cha mẹ tìm hiểu chính xác việc đã xảy ra đối với trẻ và cũng là để biết được ai là người bắt nạt trẻ. 

Qua việc trẻ kể cha mẹ sẽ biết được việc con bị bắt nạt có diễn ra thường xuyên không? Tại sao con bạn lại trở thành mục tiêu của việc bị bắt nạt? Khi đó con phản ứng như thế nào? 

Sẽ rất hữu ích nếu như bạn ghi chép lại chính xác việc con kể bị bắt nạt trong những tình huống và không gian thời gian ra sao? Việc này rất hữu ích trong việc khi bạn gặp cô giáo chủ nhiệm hoặc thầy hiệu trưởng hoặc phụ huynh của trẻ đã bắt nạt bé. 

Trong những tình huống này, cha mẹ nên đặt mình vào vị trí của con. Đừng nói với con rằng con không phải là người gây ra rắc rối đó và bố mẹ sẽ giúp con giải quyết. Sự nghiêm túc và công bằng trong việc lắng nghe sẽ giúp chúng ta có cách giải quyết ổn thỏa. 

2 điều cha mẹ nên làm khi trẻ bị bắt nạt - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Cha mẹ hãy lên kế hoạch cùng với con 

Sau khi đã có thông tin con cung cấp cho cha mẹ về việc bị bạn bắt nạt, chúng ta có thể lên kế hoạch làm thế nào để giảm nguy cơ về tình trạng này? Hãy đưa ra một số cách giải quyết cho các phương án cụ thể. 

Ví dụ như bị bắt nạt ở nơi đông người. Thông thường trẻ sẽ bị bắt nạt ở những nơi vắng vẻ hoặc không có người giám sát. Vì vậy, cha mẹ hãy nói với con thường xuyên có mặt ở những nơi công cộng hay nơi đông người để thấy an toàn hơn. Trong trường hợp cảm thấy nguy hiểm, rình rập thì hãy tìm cách để rời đi càng sớm càng tốt. 

Hãy thay đổi lộ trình: Những kẻ thường xuyên có thói quen bắt nạt trẻ sẽ biết được lộ trình và giờ giấc đi lại của trẻ ra sao. Để tránh tình trạng này, cha mẹ hãy giám sát và thay đổi lộ trình cùng con. Ví dụ như thấy việc đi xe buýt không an toàn, hãy tìm một tuyến khác vào một khung giờ khác. Nhưng hãy cảnh báo trẻ không nên chống trả, trừ khi con bị nhiều kẻ mang vũ khí tấn công. Trong trường hợp quá nguy hiểm hãy rời đi và bỏ túi xách lại để chạy được nhanh hơn. 

Hãy nói với con, tìm kiếm sự giúp đỡ những người lớn mà trẻ cảm thấy đáng tin cậy. Thông thường, đây là những người có sự nghiêm túc trong việc nhìn nhận sự việc. Họ sẽ biết cách phân tích hoặc giải thích cho những kẻ muốn bắt nạn con bạn hiểu ra, hoặc biết đứng ra che chở và bảo vệ trẻ khi bị tấn công.  

Những hành động này của cha mẹ giúp trẻ nâng cao trí tuệ cảm xúc, dễ thành công trong đời

Với nhiều cha mẹ, khái niệm trí tuệ cảm xúc, EQ ngày càng phổ biến và nó được nhiều người quan tâm để giúp phát triển con cái hoàn thiện hơn.

TIN MỚI NHẤT