Báo động đỏ: Bệnh tay chân miệng chồng dịch sốt xuất huyết tiến sát 'đỉnh' dịch

Tin y tế 21/07/2023 11:44

Có nhiều trẻ mắc bệnh tay chân miệng chuyển biến nặng, số ít mắc đồng nhiễm, bội nhiễm. Riêng TP.HCM, đang tiến đến sát "đỉnh" dịch tăng gần 2,5 lần so với trung bình 4 tuần trước.

Theo thông tin từ Tuổi trẻ, có nhiều trẻ mắc bệnh tay chân miệng chuyển biến nặng, số ít mắc đồng nhiễm, bội nhiễm. Trong khi đó, tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Bắc, sốt xuất huyết, tay chân miệng và thủy đậu cùng gia tăng.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM báo cáo, chỉ trong 1 tuần gần đây nhất, TP ghi nhận 1.614 ca mắc bệnh tay chân miệng, tăng gần 2,5 lần so với trung bình 4 tuần trước là 716 ca.

Sáng ngày 18/7, ghi nhận tại khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), rất đông phụ huynh ôm trẻ chờ đợi bác sĩ tái khám tay chân miệng. Bên trong phòng bệnh, nhiều trẻ mắc tay chân miệng độ nặng đang được theo dõi sát.

Báo động đỏ: Bệnh tay chân miệng chồng dịch sốt xuất huyết tiến sát 'đỉnh' dịch - Ảnh 1
Khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) ngày 18/7 có nhiều trẻ mắc tay chân miệng chờ bác sĩ khám - Ảnh: Báo Tuổi trẻ

Điển hình, bé M. (23 tháng tuổi, ngụ Tân Bình, TP.HCM) bị mắc tay chân miệng sau 6 ngày theo dõi, uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ tại nhà và 2 ngày nhập viện điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 bé vẫn còn sốt, giật mình.

Báo động đỏ: Bệnh tay chân miệng chồng dịch sốt xuất huyết tiến sát 'đỉnh' dịch - Ảnh 2
Bác sĩ tái khám một bệnh nhi 23 tháng tuổi mắc tay chân miệng có biểu hiện giật mình chới với, sốt cao tại Bệnh viện Nhi đồng 1 - Ảnh: Báo Tuổi trẻ

Tại Hà Nội, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, từ đầu năm đến nay TP ghi nhận gần 1.000 ca mắc tay chân miệng, chưa ghi nhận ca tử vong. Trong đó, nhiều trẻ mắc tay chân miệng nặng, điều trị nội trú.

Từ đầu tháng 7 đến nay, bệnh viện tiếp nhận ca mắc tay chân miệng rải rác trung bình 2 - 4 ca/ngày. So với các bệnh truyền nhiễm khác, bệnh tay chân miệng thời gian qua có "trội" hơn. Tuy nhiên số ca chuyển nặng không nhiều, chỉ chiếm 0,5 - 1% ca bệnh.

Điển hình, bé K. (4 tuổi, Hà Nội) nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn sau 3 ngày sốt cao liên tục, tự điều trị tại nhà. Sau đó, trẻ có biểu hiện co giật nên đã đưa trẻ vào Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cấp cứu. Qua thăm khám các bác sĩ xác định bệnh nhi bị tay chân miệng độ 2B nhóm 1 (là giai đoạn bệnh bắt đầu diễn biến nặng phải nhập viện điều trị). Trẻ được chỉ định điều trị an thần đường tiêm. Sau năm ngày điều trị, trẻ đã gần hết các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, trẻ lại gặp bội nhiễm viêm phế quản phổi.

Theo nguồn tin từ báo Sức khỏe & Đời sống, BS.CK II Dư Tấn Quy - Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh - Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết, hiện khoa đang điều trị 130 ca, trong đó có 30 ca bệnh nặng (độ 2B và độ 3). So với tháng trước, tổng số ca nội trú tăng gấp đôi. Hiện bệnh đã tiến sát "đỉnh" dịch và tiếp tục tăng. 

Báo động đỏ: Bệnh tay chân miệng chồng dịch sốt xuất huyết tiến sát 'đỉnh' dịch - Ảnh 3
BS.CKII Dư Tấn Quy thăm khám cho bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng - Ảnh: Báo Sức khỏe & Đời sống

Trước thực tế đáng báo động, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã mở rộng thêm một lầu (tầng 5) để Khoa Nhiễm - Thần kinh nhận thêm trẻ mắc bệnh. Theo đó, công suất tối đa có thể lên đến 300 giường, chưa kể khu vực các khoa hồi sức. Tạm thời tầng mới sẽ tiếp nhận trẻ tay chân miệng điều trị dịch vụ.

Phần lớn số ca mắc tay chân miệng tại khoa là ở tỉnh. Lý do chính là phụ huynh mong muốn và an tâm hơn khi con được điều trị ở bệnh viện tuyến cuối, dù trẻ mắc bệnh ở mức độ nhẹ.

Bội nhiễm, biến chứng nặng

Bác sĩ Nguyễn Đình Qui - phó trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 2 - cho hay khoa từng tiếp nhận các trẻ mắc tay chân miệng kèm theo viêm phổi, hen suyễn. Những trẻ mắc bệnh đồng nhiễm này được điều trị song song (vừa tay chân miệng vừa bệnh đường hô hấp). 

Báo động đỏ: Bệnh tay chân miệng chồng dịch sốt xuất huyết tiến sát 'đỉnh' dịch - Ảnh 4
Các bác sĩ liên tiếp tiếp nhận, thăm khám cho bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 - Ảnh: Báo Sức khỏe & Đời sống

Về mối quan hệ giữa bệnh tay chân miệng và bệnh đường hô hấp, bác sĩ Qui cho hay chưa có nghiên cứu nào chứng minh mối liên quan giữa các bệnh này. Qua thực tế ghi nhận ở những trẻ có sức đề kháng yếu thì thường mắc nhiều bệnh cùng lúc. Chẳng hạn như trẻ thường xuyên bị cảm cúm, viêm phổi… thì kèm theo mắc vi rút gây bệnh tay chân miệng.

Theo các bác sĩ, trẻ mắc tay chân miệng có thể bị đồng nhiễm, bội nhiễm mầm bệnh khác dẫn đến tình trạng tăng nặng và khó điều trị hơn.

Theo bác sĩ Đỗ Thị Thúy Nga - phó trưởng khoa nội tổng quát, Trung tâm Bệnh nhiệt đới - trẻ mắc tay chân miệng đa số diễn biến nhẹ, tuy nhiên cũng có thể gặp biến chứng nặng hơn là viêm cơ tim, viêm não, viêm não tủy, có thể gây tử vong.

Hai biến chứng thường gặp với bệnh tay chân miệng là biến chứng thần kinh và biến chứng suy hô hấp, suy tuần hoàn. Tuy nhiên, năm nay bệnh viện tiếp nhận nhiều trẻ biến chứng thần kinh hơn, trong đó điển hình nhất là viêm não.

Các bệnh nhi vào viện thường trong tình trạng tỉnh táo, không rối loạn tri giác nhiều, nhưng có biểu hiện giật mình, đặc biệt là giật mình ở đầu giấc ngủ và cuối giấc ngủ. Ngoài ra, còn có biểu hiện run chi, đi lại loạng choạng.

Kiên Giang: Bé trai tử vong do tay chân miệng, người nhà phản ánh 'nhân viên y tế vô cảm'

Khi con được đưa đến bệnh viện, người mẹ đưa con đến phòng trực mấy lần nhưng không được hỗ trợ chu đáo. Nhân viên y tế vô cảm cười đùa khiến chị tăng nỗi đau mất con.

TIN MỚI NHẤT