Thường xuyên vặn người, bẻ xương khớp nghe "răng rắc" cho thoải mái - Thói quen khiến xương đi xuống trầm trọng

Sức khỏe 09/07/2023 08:11

Rất nhiều người hiện nay có thói quen thường xuyên bẻ xương khớp như: khớp tay, khớp chân, cột sống… tạo tiếng kêu "rắc rắc" và cảm thấy rất thoải mái. Vậy việc bẻ xương khớp này có thật sự khỏi mỏi và có tốt cho cơ thể?

Vì sao vặn người xương sống lại kêu

Khi chúng ta bẻ ngón tay đa phần mọi người cũng sẽ nghe thấy tiếng răng rắc phát ra. Âm thanh này xảy ra khi vặn người cũng như vậy. Nó không phải là tiếng kêu do xương hay sụn bị nứt hay bị gãy mà là âm thanh chuyển động của các đốt xương. Tiếng kêu này cũng là kết quả từ sự vỡ ra của bong bóng khí trong dịch khớp. 

Thường xuyên vặn người, bẻ xương khớp nghe 'răng rắc' cho thoải mái - Thói quen khiến xương đi xuống trầm trọng - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Khi vặn người xương sống kêu, có sao không?

Khi vặn người xương sống kêu, có sao không phải dựa trên mặt lợi và hại mà nó mang lại, cụ thể là:

Mặt lợi

Nếu bạn đang ngồi cố định lâu một chỗ, nhất là đang khom lưng hay đang trong tư thế khiến cột sống bị dồn ép thì khi bạn đứng lên vặn mình, lưng sẽ phát ra tiếng răng rắc. Âm thanh này giúp bạn:

- Có được cảm giác thoải mái, dễ chịu vì khi ấy cơ thể sản xuất ra hormone tạo cảm giác vui vẻ và hormone giảm đau mang tên endorphin.

- Giúp cột sống bớt tê mỏi, giảm thiểu tình trạng cứng khớp do ngồi quá lâu một chỗ.

- Tác động tích cực lên dây thần kinh cảm giác và gân cơ để bộ phận này thoải mái thư giãn.

- Giúp khớp xương có điều kiện vận động trơn tru hơn.

Thường xuyên vặn người, bẻ xương khớp nghe 'răng rắc' cho thoải mái - Thói quen khiến xương đi xuống trầm trọng - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Mặt hại

Mặc dù những cái lợi nêu trên là đúng nhưng vặn người xương sống kêu, có sao không khi nó đã thành thói quen thì lại phải thận trọng. Không có khớp xương nào mà được vặn, bẻ hay điều chỉnh thường xuyên sẽ mang lại lợi ích cả. Bản thân khớp xương được cấu tạo từ gân,  các dây chằng và các cấu trúc mô mềm khác, theo thời gian, nó có thể bị mòn dần. Thường xuyên vặn bẻ xương sống vì thế, có thể đẩy nhanh quá trình mòn khớp.

Không những thế, vặn lưng thường xuyên còn dễ gây ra chứng đau lưng mạn tính, làm tổn thương dây thần kinh xương sống và đĩa đệm giữa các đốt sống. Trong quá trình vặn xoáy rất dễ gây chấn thương thứ phát như: trượt đốt sống hoặc làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Nếu thường xuyên muốn vặn lưng để thoát khỏi tình trạng đau mỏi thì cần phải khám bác sĩ xương khớp ngay để xem có mắc bệnh lý nào không.

Tiếng kêu ở xương sống khi vặn người còn có thể do tình trạng đứt, giãn gân hoặc dây chằng. Khi dây chằng quá căng hoặc giãn hoặc bị kéo qua bề mặt sụn và xương thì nó có thể tạo ra tiếng rắc rắc. Đây cũng là một hiện tượng không được chủ quan.

Ngoài ra, thoái hóa sụn khớp cũng có thể trở thành nguyên nhân gây ra tiếng kêu ở xương sống khi vặn mình. Hiện tượng này ​​có thể do xương bị mài mòn quá mức hoặc tác động của yếu tố tuổi tác làm cho các đốt xương khớp khi cọ xát vào nhau gây cảm giác day nghiến và có âm thanh răng rắc.

Nói chung, muốn biết vặn người xương sống kêu, có sao không bạn cần phân biệt được âm thanh bình thường và bất thường. Âm thanh phát ra từ cột sống có thể là tốt nhưng cũng có thể tiềm ẩn những bệnh lý đáng lo ngại. Bình thường thì cột sống phát ra âm thanh khi vặn mình nhưng không gây đau, có thể lặp lại âm thanh khi tiếp tục vặn mình vài phút sau đó. Tuy nhiên, với âm thanh bất thường thì nó sẽ lặp lại thường xuyên và không có thời gian để giãn cách. 

Âm thanh phát ra từ xương sống khi vặn mình có thể liên quan đến:

- Chấn thương, tụ dịch.

- Tổn thương mô mềm, thoái hóa, gãy xương, cấu trúc khớp không ổn định hoặc đã từng phẫu thuật.

Thường xuyên vặn người, bẻ xương khớp nghe 'răng rắc' cho thoải mái - Thói quen khiến xương đi xuống trầm trọng - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Khi nào vặn người xương sống kêu cần chú ý

Để biết chính xác vặn người xương sống kêu, có sao không thì bạn cần kết hợp nó với các triệu chứng khác. Nếu hiện tượng này xuất hiện kèm tình trạng đau đớn, khó chịu thì rất dễ liên quan đến thoái hóa khớp hay các vấn đề về cấu trúc xương sống. Ngay khi có tình trạng sau, hãy sớm đến cơ sở y tế uy tín để tìm nguyên nhân và có biện pháp can thiệp kịp thời:

Muốn biết thường xuyên vặn người xương sống kêu, có sao không cần đến bác sĩ khám và kiểm tra để có câu trả lời chính xác

- Cảm giác đau nhói

Nếu vặn mình kèm theo tiếng kêu là hiện tượng đau nhói, đau buốt, nóng rát ở cột sống thì có thể khớp đang bị chèn ép hoặc có sự kích thích các rễ thần kinh.

- Âm thanh phát ra liên tục

Cột sống khi vặn mình gây cảm giác như bị nghiến đi, phát ra âm thanh liên tục thì có thể xuất phát từ nguyên nhân tổn thương sụn khớp hoặc dây chằng, thoái hóa bao hoạt dịch, thoái hóa cột sống,...

- Khóa khớp

Nếu khi vặn người mà có cảm giác như một khớp cột sống nào đó bị dính hoặc bị khóa lại lúc có một cử động nhất định thì có thể đã bị suy thoái cấu trúc khớp.

- Chấn thương 

Những chấn thương trong thời gian gần ở cột sống có thể gây ra những thay đổi về cử động khớp từ đó xuất hiện tiếng kêu khi vặn mình.

Thường xuyên vặn người, bẻ xương khớp nghe 'răng rắc' cho thoải mái - Thói quen khiến xương đi xuống trầm trọng - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

Những thói quen ảnh hưởng xấu đến hệ cơ xương khớp

Ngồi không đúng tư thế, ngồi lâu.
- Mang balô nặng, mang túi nặng một bên.
- Đi khom người hay đứng xiêu vẹo.
- Nhặt đồ vật khom lưng hay khiêng vật nặng khom lưng.
- Mang vật nặng xoay đột ngột.
Nếu bạn là dân văn phòng và phải thường xuyên ngồi máy tính làm việc mỗi ngày thì việc ảnh hưởng xấu đến xương khớp là điều không thể tránh khỏi. Ngồi làm việc hay đứng quá lâu tại một vị trí khiến tuần hoàn máu ở chân sẽ giảm, cơ mông, hông ngày càng trở nên kém linh hoạt, xương dần mỏng đi, giòn và dễ gãy hơn. Các khớp xương bàn tay, cổ tay và cánh tay luôn luôn phải hoạt động với chuột và bàn phím khiến cho các dây chằng và cơ phải chịu sức ép khi hoạt động liên tục.

Thường xuyên vặn người, bẻ xương khớp nghe 'răng rắc' cho thoải mái - Thói quen khiến xương đi xuống trầm trọng - Ảnh 5
Ảnh minh họa: Internet

 

Không phải lúc nào nhanh cũng tốt, muốn sống khỏe, trẻ lâu thì cần làm 3 việc sau đây thật "chậm rãi"

Càng lớn người ta thường đặc biệt quan tâm đến sức khỏe, tuổi thọ và luôn muốn tìm đến những phương thuốc giúp kéo dài tuổi thọ của mình. Nhưng thực ra nếu bạn để ý những người sống thọ thường đều có 3 điểm “chậm” đặc biệt, vậy đó là điểm gì?

TIN MỚI NHẤT