Một số cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà giảm đau nhanh chóng

Sức khỏe 23/07/2019 17:01

Bệnh trĩ ngoại nhẹ sẽ tự khỏi nhưng nếu bạn đang gặp nhiều đau đớn và bất tiện, các cách chữa bệnh trĩ ngoại cùng các tư vấn hữu ích có thể giúp được nhiều cho bạn.

Bệnh trĩ ngoại để lâu rất khó chịu và nhiều đau đớn, hiểu rõ nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa bệnh trĩ ngoại để không còn bị hành hạ bởi căn bệnh khó nói này.

1. Bệnh trĩ ngoại là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại?

Bệnh trĩ ngoại là bệnh trĩ ảnh hưởng đến tĩnh mạch ngoài hậu môn, có thể gây chảy máu, nứt và ngứa.

Bệnh trĩ ngoại là bệnh trĩ do các mạch máu tĩnh mạch bị rối lại với nhau
Bệnh trĩ ngoại là bệnh trĩ do các mạch máu tĩnh mạch bị rối lại với nhau

Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh trĩ ngoại là do gồng căng cứng cơ khi đi vệ sinh trong thời gian dài, gặp nhiều ở các trường hợp táo bón hoặc tiêu chảy nghiêm trọng. Mọi người gia tăng áp lực khi đi cầu như rặn quá mạnh, ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu hoặc có phân cứng và khô khiến các tĩnh mạch trực tràng hoặc hậu môn bị giãn, mở rộng, thêm tinh thần căng thẳng cản trở dòng máu chảy vào và ra khỏi khu vực hậu môn, tạo các rối tĩnh mạch, hình thành búi trĩ. Với bệnh trĩ ngoại, các búi trĩ thường thấy bên dưới da bao quanh hậu môn.

2. Triệu chứng của bệnh trĩ ngoại

Hình ảnh bệnh trĩ ngoại trực quan
Hình ảnh bệnh trĩ ngoại trực quan

Có một loạt các triệu chứng và biểu hiện bệnh trĩ ngoại rất dễ nhận biết. Các triệu chứng có xu hướng thay đổi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh trĩ. Một số biểu hiện bệnh trĩ ngoại tiêu biểu nhất mà bạn có thể cân nhắc xem xét khi gặp:

  • Thấy ngứa quanh hậu môn hoặc khu vực trực tràng
  • Có cảm giác đau ở xung quanh vùng hậu môn
  • Thấy xuất hiện một cục nổi ở xung quanh khu vực hậu môn
  • Đi đại tiện có máu trong phân. Bạn có thể nhận thấy chảy máu thông qua việc nhìn thấy máu trên giấy vệ sinh hoặc trong nhà vệ sinh. Các khối u xung quanh hậu môn có thể cảm thấy như thể chúng bị sưng.

Những triệu chứng này là những biểu hiện nổi bật nhất nhưng tùy từng người sẽ có mức độ nặng nhẹ, ảnh hưởng khác nhau. Nếu bạn gặp những triệu chứng này, tốt nhất nên lên lịch khám với bác sĩ.

3. Ai có nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại?

Bệnh trĩ ngoại gặp nhiều ở những người ngồi nhiều, ít vận động
Bệnh trĩ ngoại gặp nhiều ở những người ngồi nhiều, ít vận động

Bệnh trĩ phổ biến ở người lớn tuổi, nhân viên văn phòng, những ai làm các công việc ít vận động, ngồi nhiều, do áp lực tăng lên tĩnh mạnh khi ngồi nhiều. Thêm nữa là những ai có thói quen rặn mạnh kéo dài trong quá trình đi vệ sinh đều có thể dẫn đến bệnh trĩ ngoại.

Bệnh trĩ cũng có thể do mang thai. Bệnh trĩ ngoại khi mang thai khá phổ biến với các bà bầu vì bị gia tăng áp lực tử cung đặt lên vùng tĩnh mạch khi đi vệ sinh và vận động hàng ngày.

Nếu bạn đang thắc mắc liệu bệnh trĩ ngoại có lây không thì không cần phải lo lắng, bệnh này không lây nhưng có tính di truyền, nếu cha mẹ bạn đã bị bệnh trĩ, bạn cũng có khả năng mắc bệnh này cao hơn người khác. 

Nếu bạn không chắc chắn nguyên nhân gây ra bệnh trĩ của mình là gì, nên gặp bác sĩ để có thể xác định lý do tại sao.

4. Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ ngoại ngày càng phổ biến và trẻ hóa độ tuổi, hay gặp nhất là ở nhân viên văn phòng ít vận động, do đó nhiều người băn khoăn bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Không ít người chủ quan, cho rằng bệnh trĩ không đáng lo ngại, hơn nữa, bệnh trĩ ngoại là một căn bệnh khó nói ở vùng kín nên nhiều người chần chừ, e ngại khi đi khám, nhất là phụ nữ nên hay trì hoãn, không ít trường hợp bị nặng rồi mới tìm đến bác sĩ khiến cho tình trạng chữa trị gặp nhiều khó khăn. 

Bệnh trĩ ngoại nếu không chữa trị sớm sẽ khiến người bệnh đau đớn, mất máu do đi vệ sinh, dễ bị nhiễm trùng, có thể bị áp xe hậu môn hay mắc phải các bệnh phụ khoa khác. Ở trường hợp nặng, còn khiến ảnh hưởng trầm trọng đến sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, ảnh hưởng tâm lí, rối loạn thần kinh, đau đầu, suy giảm trí nhớ, đau nhức vùng lưng dưới,.. thậm chí còn tăng nguy cơ ung thư trực tràng nếu không điều trị sớm.

5. Làm thế nào chẩn đoán bệnh trĩ ngoại?

Do nhiều triệu chứng của bệnh trĩ ngoại tương tự nhiều bệnh khác nên cần phải khám chuyên sâu. Bác sĩ có thể sử dụng một loạt các xét nghiệm để xác nhận sự hiện diện của bệnh trĩ ngoại gần hậu môn. Những xét nghiệm này có thể bao gồm:

  • Nội soi
  • Khám trực tràng kỹ thuật số
  • Soi đại tràng sigma

Bác sĩ có thể bắt đầu với một bài kiểm tra thể chất. Trong trường hợp bệnh trĩ ngoại, họ có thể xác định bệnh trĩ thông qua khám ngoại quan.

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn mắc bệnh trĩ nội thay vì bệnh trĩ ngoại, họ có thể sử dụng phương pháp nội soi để kiểm tra bên trong hậu môn. Bệnh trĩ nội cũng có thể xác định bằng nội soi đại tràng, soi đại tràng sigma hoặc soi trực tràng.

6. Bệnh trĩ ngoại và cách điều trị

Khác với trĩ nội được phân chia làm 4 cấp độ thì trĩ ngoại lại không phân biệt cấp độ như vậy. Việc phân chia cấp độ chỉ áp dụng cho trĩ nội. Thế nên, khi gặp các quảng cáo chữa bệnh trĩ ngoại cấp độ 1, cấp độ 2, 3, 4 đều là sai, không đáng tin tưởng.

Bệnh trĩ có thể được điều trị một vài cách tùy theo mức độ nghiêm trọng. Bác sĩ có thể hỏi nếu bạn có bất kỳ ưu tiên cho một số loại thuốc hoặc phương pháp điều trị.

a, Bệnh trĩ ngoại chữa như thế nào?

Một số phương pháp điều trị chung mà bác sĩ có thể khuyến nghị bao gồm sử dụng túi nước đá chườm để giảm sưng, thuốc hoặc kem bôi trĩ.

Những lựa chọn này là cách chữa bệnh trĩ ngoại nhẹ đơn giản, có thể làm tại nhà. Ngoài ra các bạn nên áp dụng thêm một số mẹo chữa bệnh trĩ ngoại, các cách chữa bệnh trĩ ngoại dân gian đơn giản như là: 

Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng lá trầu không

Chữa trị ngoại bằng lá trầu không hiệu quả
Chữa trị ngoại bằng lá trầu không hiệu quả

Lá trầu không có tính sát khuẩn, giảm viêm nhiễm, ngứa ngáy nên sẽ giúp giảm đau đớn, ngứa ngáy và tình trạng viêm của trĩ ngoại. 

Các bạn chỉ cần mua 5-10 lá trầu không, rửa sạch, đun sôi với nước, để nguội rồi ngâm cả khu vực hậu môn vào nước lá trầu không (Trước đó cần vệ sinh sạch sẽ khu vực này), ngâm trong 15-20 phút là được, không cần rửa lại với nước ấm, chỉ cần lấy khăn mềm lau sạch là được.

Bệnh trĩ ngoại chữa như thế nào? Dùng lá diếp cá đơn giản

Cách chữa trĩ ngoại tại nhà đơn giản bằng rau diếp cá
Cách chữa trĩ ngoại tại nhà đơn giản bằng rau diếp cá

Các bạn có thể chữa bệnh trĩ ngoại bằng lá diếp cá rất dễ làm nhưng cần kiên trì thông qua việc ăn sống hoặc uống nước rau diếp cá hàng ngày, ăn càng nhiều càng tốt. Lấy rau diếp cá xay nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên vùng bị trĩ trong khoảng 1 tiếng rồi rửa sạch, lau khô bằng khăn mềm. 

Ngoài ra, các bạn có thể tiến hành xông, rửa, ngâm vùng hậu môn với nước lá diếp cá sẽ giảm đau, dễ chịu hơn. 

Cách chữa trĩ ngoại hiệu quả với củ nghệ

Hướng dẫn cách chữa trị ngoại với nghệ, sung, diếp cá và muối
Hướng dẫn cách chữa trị ngoại với nghệ, sung, diếp cá và muối

Chữa trĩ ngoại với củ nghệ cách làm cũng không quá khó. Các bạn lấy 1 củ nghệ vàng, rửa sạch để nguyên vỏ đập giập, 200g rau diếp cá, 4 quả sung, 1 thìa muối ăn cho vào nồi đun sôi với 1-1,5l nước. Lúc nước còn nóng xông trực tiếp vùng hậu môn trong 15 phút, đợi nước nguội bớt còn ấm thì ngâm hậu môn trong nước 15-20 phút rồi lau khô bằng khăn mềm. 

Kiên trì thực hiện hàng ngày trong 2-4 tuần, tình trạng trĩ ngoại sẽ cải thiện hơn nhiều lần.

b. Khi bị nặng, bệnh trĩ ngoại chữa như thế nào?

Các cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà có thể điều trị khỏi hẳn. Tuy nhiên, nếu bệnh trĩ ngoại không hết sau 1 đến 2 tuần, bác sĩ có thể kê đơn thuốc làm mềm phân để giúp việc đi đại tiện dễ dàng hơn. Gặp phải tình trạng trĩ ngoại nặng, gặp nhiều đau đớn thì bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.

Phương pháp điều trị phẫu thuật bao gồm:

  • Cắt trĩ, cắt đi búi trĩ gây đau.
  • Đốt cháy mô trĩ bằng hình ảnh hồng ngoại, laser hoặc đông máu điện
  • Điều trị xơ cứng hoặc thắt dây cao su để giảm trĩ

7. Bệnh trĩ ngoại nên kiêng ăn gì?

Với những ai mắc bệnh trĩ ngoại nên kiêng ăn gì? Bạn nên kiêng những loại thức ăn sau:

- Tránh những gia vị cay, nóng giảm kích ứng niêm mạc dạ dày, gây khó khăn cho việc đại tiện.

- Giảm ăn mặn, các loại rượu bia, đồ uống có cồn hay chứa cafein vì chúng có sẽ giữ nước trong cơ thể, làm tế bào và mạch máu giãn nở hơn cũng như phân khô hơn, khiến bệnh tình nặng hơn.

- Không ăn bánh ngọt và socola vì chúng làm tăng cảm giác ngứa ở hậu môn. 

- Không ăn đồ nhiều dầu mỡ, béo, vì khó tiêu, đầy bụng và đi vệ sinh gặp khó khăn.

- Không ăn quá no trong các bữa vì sẽ tăng áp lực ổ bụng trên các vùng tĩnh mạch trĩ.

>>> Xem thêm:

- Bài thuốc trị bệnh trĩ hay và tiện lợi nhất tại nhà

- Một số lưu ý khi dùng lá lốt chữa bệnh trĩ

8. Phòng ngừa bệnh trĩ ngoại như thế nào?

Yếu tố chính để ngăn ngừa bệnh trĩ ngoại là tránh gồng, rặn quá nhiều khi đi vệ sinh, giữ phân mềm để đi dễ dàng hơn. Nếu bạn bị táo bón nặng, thử sử dụng các chất hỗ trợ như thuốc nhuận tràng hoặc ăn nhiều chất xơ hơn trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Chất làm mềm phân là một lựa chọn không kê đơn phổ biến khác có thể giúp bạn hết táo bón do mang thai hoặc các yếu tố khác. Bạn cũng có thể áp dụng các cách chữa bệnh trĩ ngoại nhẹ tại nhà đơn giản và dễ thực hiện như ở trên. Kết hợp thêm với: 

  • Một chế độ vận động hợp lý, nhẹ nhàng, cứ hai tiếng vận động nhẹ nhàng 1 lần. 
  • Thực hiện một chế độ ăn giàu chất xơ, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả. 
  • Tạo thói quen đi vệ sinh đều đặn một giờ nhất định trong ngày, không nhịn vệ sinh.
  • Vệ sinh hậu môn cẩn thận, tránh gây xước.

Bệnh trĩ ngoại là một tình trạng khá phổ biến và khi bị nhẹ có thể áp dụng các cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà ở trên đây. Khi bị nặng thì cần can thiệp của y tế và tiếp nhận các phương pháp điều trị bằng phẫu thuật để tránh biến chứng nguy hiểm của bệnh. Các bạn nên chọn các địa chỉ uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

Thực đơn giảm cân hiệu quả duy trì vóc dáng mơ ước cho chị em

Giảm cân hiệu quả với các thực đơn giới thiệu trong bài sẽ giúp chị em về phom người chuẩn như mong muốn một cách an toàn.

TIN MỚI NHẤT