Dấu hiệu cho thấy cơ thể bị suy thận giai đoạn đầu, cần kịp thời chữa trị trước khi bệnh trở nặng

Sức khỏe 10/10/2022 10:07

Thận đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh tồn của cơ thể. Hãy quan sát những dấu hiệu bất thường và kịp thời chữa trị trước khi chúng trở nặng.

1. Suy thận là bệnh lý gì?

Dấu hiệu cho thấy cơ thể bị suy thận giai đoạn đầu, cần kịp thời chữa trị trước khi bệnh trở nặng - Ảnh 1

Thận có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống của con người. Chính vì vậy, khi chức năng của cơ quan này gặp rối loạn, sức khỏe chúng ta sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Ảnh minh họa: Internet

Thận có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống của con người. Chính vì vậy, khi chức năng của cơ quan này gặp rối loạn, sức khỏe chúng ta sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Một trong những vấn đề nguy hiểm mà ai cũng cần phải lưu ý, đó là bệnh lý suy thận. 

Đây là bệnh lý xảy ra khi thận bị suy giảm chức năng. Điều này dẫn đến chất thải trong máu không thể lọc ra ngoài và tích tụ lại. Suy thận sẽ chia thành 2 loại, đó là:

  • Suy thận mạn tính: Quá trình suy giảm chức năng của thận sẽ diễn ra trong một thời gian dài và khó có thể điều trị dứt điểm được. Người bệnh cần phải biết được dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu để kịp thời ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

  • Suy thận cấp tính: Chức năng của thận bị suy giảm nghiêm trọng khá nhanh, chỉ trong vòng vài ngày. Cần phải điều trị gấp với các phương pháp tùy theo từng tình trạng bệnh, trong đó có chạy thận nhân tạo. 

2. Dấu hiệu suy thận

Thông thường bệnh nhân suy thận sẽ có một vài triệu chứng của bệnh, nhưng đôi khi không có triệu chứng nào. Một số biểu hiện của tình trạng này có thể xảy ra bao gồm: 

  • Giảm lượng nước tiểu
  • Phù mắt cá chân, bàn chân
  • Khó thở không rõ nguyên nhân
  • Đau hoặc cảm thấy nặng ngực
  • Buồn ngủ quá mức, mệt mỏi, uể oải
  • Kém ăn, buồn nôn dai dẳng, nôn
  • Sụt cân
  • Ngứa ngáy
  • Co rút cơ (đặc biệt là ở chân)
  • Co giật
  • Hôn mê
  • Thiếu máu (ít xuất hiện)

3. Phương pháp phòng ngừa bệnh suy thận

  • Giữ huyết áp đúng mục tiêu đặt ra: dưới 140/90 mmHg;
  • Không hút thuốc lá, tập thể dục hằng ngày, duy trì cân nặng lý tưởng và kiểm soát nồng độ đường, cholesterol máu;
  • Uống 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày, tăng lượng nước tiêu thụ trong những ngày nóng hoặc khi vận động ra nhiều mồ hôi;
  • Thực hiện chế độ ăn giảm muối, giảm đạm và giảm dầu mỡ.

Biểu hiện và 3 giai đoạn cực kỳ nguy hiểm cho thấy bạn đã bị gan nhiễm mỡ

Hãy theo dõi tình trạng cơ thể và đi đến bác sĩ khi có những triệu chứng bất thường, dù là ở cấp độ nào thì gan nhiễm mỡ cũng sẽ rất nguy hiểm cho cơ thể.

TIN MỚI NHẤT