Lòng lợn, món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng 5 nhóm người này nhất định phải tránh xa

Sống khỏe 10/05/2025 05:00

Nội tạng động vật nói chung, lòng heo nói riêng dù rất hấp dẫn với nhiều người nhưng cần ăn có liều lượng. Có những người cần hạn chế không nên ăn.

Lòng lợn luộc là món ăn phổ biến trong nhiều nền ẩm thực châu Á, bao gồm Việt Nam. Lòng có độ giòn dai, thường được ăn kèm mắm tôm, bún hoặc cháo. Tuy nhiên, lòng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe nếu những nhóm người này ăn.

Lòng lợn, món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng 5 nhóm người này nhất định phải tránh xa  - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Những người không nên ăn lòng lợn

Người mắc bệnh gout: Lòng lợn chứa hàm lượng purin cao, làm tăng axit uric trong máu, từ đó dễ kích hoạt các cơn đau do gout. Việc tiêu thụ thường xuyên có thể gây lắng đọng tinh thể urat ở khớp, làm bệnh trầm trọng hơn và nguy cơ dẫn đến biến chứng như suy thận, sỏi tiết niệu.

Người bị bệnh tim mạch, mỡ máu cao: Lòng lợn chứa nhiều cholesterol, đặc biệt là loại cholesterol xấu, có thể làm tăng mỡ máu và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch. Người bị cao huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch nên hạn chế hoặc tránh xa món ăn này.

Người thừa cân, béo phì: Lượng calo trong lòng lợn khá cao, có thể khiến người thừa cân khó kiểm soát cân nặng. Ngoài ra, ăn nhiều thực phẩm giàu cholesterol như lòng lợn cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về chuyển hóa.

Người bị viêm gan, xơ gan: Gan có vai trò chuyển hóa và đào thải độc tố, nhưng khi bị tổn thương, chức năng này bị suy giảm. Do đó, người mắc bệnh gan nếu ăn lòng lợn thường xuyên có thể khiến gan quá tải, làm bệnh nặng hơn.

Lòng lợn, món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng 5 nhóm người này nhất định phải tránh xa  - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn nội tạng động vật, đặc biệt nếu không rõ nguồn gốc, vì nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng như giun sán. Nếu ăn phải lòng lợn chưa nấu chín hoặc không đảm bảo vệ sinh, mẹ bầu có thể bị nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis, một tác nhân nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.

Lưu ý khi ăn lòng lợn

Chế biến đúng cách: lòng lợn cần được chế biến kỹ lưỡng và nấu chín đủ để tiêu diệt vi khuẩn và ký sinh trùng có thể tồn tại trong thức ăn.

Lựa chọn nguồn gốc uy tín: mua lòng lợn từ các nguồn cung cấp đáng tin cậy, chọn những con vật khỏe mạnh và sơ chế sạch sẽ trước khi chế biến. Tránh tiêu thụ lòng lợn không rõ nguồn gốc hoặc không được chế biến đúng cách để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn và các vấn đề sức khỏe khác.

Lòng lợn, món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng 5 nhóm người này nhất định phải tránh xa  - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Không nên ăn quá nhiều lòng lợ: Theo các chuyên gia, người trưởng thành chỉ nên ăn 2-3 lần lòng lợn trong tuần (khoảng 50-70 g một lần), trẻ em ăn 2 lần một tuần (khoảng 30-50 g mỗi lần).

Con sán trong miếng lòng lợn

Một con sán nằm cuộn mình trong miếng lòng non trồi ra khiến tôi ớn cả người. Mâm bên cạnh, các chú, các bác vẫn gắp đều, chốc lát lại khà một tiếng khen lòng ngon, tiết canh ngọt.

TIN MỚI NHẤT