Giới chuyên gia tung loạt phát hiện mới về sự lây lan của virus Vũ Hán

Sống khỏe 31/01/2020 06:15

Các quan chức y tế thế giới hôm Thứ Tư bày tỏ mối quan ngại lớn về việc một loại virus mới nguy hiểm đang lây lan bên ngoài Trung Quốc – một diễn biến đáng lo ngại khi Trung Quốc và thế giới đang nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh.

Loại virus mới này hiện đã lây nhiễm cho nhiều người Trung Quốc hơn đợt bùng phát dịch SARS 2002-2003. Vào ngày thứ Tư, số trường hợp nhiễm bệnh đã nhảy vọt lên 5.974 người, vượt qua 5.327 người được chẩn đoán mắc SARS.

Xác định tỉ lệ lây lan

Số người chết, dừng ở 132 người hôm thứ Tư, vẫn chưa bằng một nửa số người chết ở Trung Quốc do hội chứng hô hấp cấp tính SARS. Các nhà khoa học cho biết có rất nhiều câu hỏi cần được trả lời về loại virus mới này, bao gồm mức độ lây lan dễ dàng và mức độ nghiêm trọng của nó.

Trong một báo cáo được công bố hôm thứ Tư, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng sự lây lan từ người sang người diễn ra sớm nhất là từ giữa tháng 12 năm ngoái. Dựa trên 425 trường hợp được xác nhận đầu tiên, các nhà nghiên cứu ước tính rằng mỗi ca nhiễm trùng dẫn đến trung bình 2,2 người khác bị nhiễm. Tỉ lệ này cao hơn một chút so với cúm thông thường nhưng ít hơn nhiều so với một số bệnh về đường hô hấp khác như ho gà và lao. Tỷ lệ mắc SARS, "anh em họ" với loại virus mới này, được ước tính là 3.

Giới chuyên gia tung loạt phát hiện mới về sự lây lan của virus Vũ Hán - Ảnh 1

Các chuyên gia đang nghiên cứu kĩ lượng chủng virus mới xuất hiện tại Vũ Hán. Ảnh: Reuters.

Cần những nỗ lực đáng kể để kiểm soát sự lây lan nếu tỷ lệ này xuất hiện ở nơi khác, các nhà nghiên cứu đã viết trong một báo cáo, được công bố trên Tạp chí Y học New England.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy, hơn một nửa các trường hợp, trong đó các triệu chứng bắt đầu trước ngày 1/1 gắn với một khu chợ hải sản. Họ cho rằng thời gian ủ bệnh trung bình là năm ngày.

Trong khi đó, người đứng đầu cơ quan khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết một vài trường hợp lây truyền virus từ người sang người bên ngoài Trung Quốc - ở Nhật Bản, Đức, Canada và Việt Nam - là mối quan ngại lớn và là một phần lý do để cơ quan y tế này vào thứ năm tái lập một ủy ban chuyên gia để đánh giá liệu dịch bệnh này có nên được tuyên bố là một trường hợp khẩn cấp toàn cầu hay không.

Tiến sĩ Michael Ryan đã phát biểu tại một cuộc họp báo ở Geneva sau khi trở về từ chuyến đi đến Bắc Kinh để gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo cấp cao khác của chính phủ. Ông nói rằng Trung Quốc đang thực hiện các biện pháp phi thường khi đối mặt với một thách thức khác thường" do vụ dịch bùng phát.

Đến nay, khoảng 99% trong số gần 6.000 trường hợp nhiễm là ở Trung Quốc. Ryan ước tính tỷ lệ tử vong của virus mới ở mức 2%, nhưng cho biết con số này là rất sơ bộ. Với số lượng ca bệnh và tử vong dao động, các nhà khoa học chỉ có thể đưa ra ước tính sơ bộ về tỷ lệ tử vong và có khả năng nhiều trường hợp nhiễm virus nhẹ hơn đã bị bỏ sót.

Ryan lưu ý rằng có một số vấn đề của sự bùng phát virus mới là cực kỳ đáng lo ngại, do sự gia tăng nhanh chóng gần đây các trường hợp bị nhiễm ở Trung Quốc. Ông nói rằng trong khi các nhà khoa học tin rằng dịch bệnh bùng phát do một loại virus động vật gây ra, thì không rõ liệu có yếu tố nào khác thúc đẩy dịch bệnh lan rộng hay không.

Liên tục triển khai sơ tán

Trong khi đó, nhiều quốc gia bắt đầu sơ tán công dân của họ khỏi Vũ Hán, thành phố Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi virus. Các máy bay chở khoảng 200 người di tản đến Nhật Bản và Hoa Kỳ trong khi nhiều quốc gia khác lên kế hoạch sơ tán tương tự từ Vũ Hán, nơi chính quyền đã phong tỏa thành phố để cố gắng ngăn chặn virus.

Máy bay chở người di tản về Hoa Kỳ đã đến California sau khi dừng tiếp nhiên liệu ở Alaska. Tất cả 201 hành khách, bao gồm các nhà ngoại giao từ Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Vũ Hán, đã qua kiểm tra sức khỏe và phải trải qua ba ngày theo dõi tại một căn cứ quân sự ở Nam California để đảm bảo họ không có dấu hiệu bị bệnh.

Bốn hành khách trên chuyến bay di tản đến Nhật Bản bị ho và sốt, và hai người được chẩn đoán bị viêm phổi. Không rõ liệu họ có bị nhiễm loại virus mới hay không, lần đầu tiên xuất hiện ở Vũ Hán vào tháng 12. Các triệu chứng của loại virus này, bao gồm ho và sốt, trong nhiều trường hợp bị viêm phổi nặng, tương tự như nhiều bệnh khác.

Takeo Aoyama, một nhân viên tại công ty con của Nippon Steel Corp ở Vũ Hán, nói với các phóng viên rằng ông cảm thấy nhẹ nhõm khi trở về nhà.

Chúng tôi cảm thấy ngày càng không thoải mái khi tình hình phát triển quá nhanh và chúng tôi vẫn ở trong thành phố, Aoyama nói.

Các trường hợp nhiễm đầu tiên ở Trung Đông đã được xác nhận hôm thứ Tư, từ một gia đình bốn người từ Vũ Hán đang đến thăm Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất UAE. Các hãng hàng không trên khắp thế giới tuyên bố họ sẽ cắt các chuyến bay đến Trung Quốc. Hồng Kông đã tạm dừng việc đi lại bằng đường sắt đến và đi vào đất liền vào giữa đêm.

Số trường hợp bị nhiễm tại Trung Quốc liên tục tăng lên. Australia, Phần Lan và Singapore nằm trong số những nước báo cáo các trường hợp nhiễm mới. Australia, New Zealand và Anh là một trong những quốc gia mới nhất tuyên bố họ đang lên kế hoạch sơ tán.

Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock đã tweet rằng, bất cứ ai trở về từ Vũ Hán sẽ bị cách ly an toàn trong 14 ngày, và áp dụng tất cả sự chăm sóc y tế cần thiết. Các biện pháp này là một bước tiến từ vụ dịch Ebola 2014-2016, khi du khách trở về từ Tây Phi được yêu cầu tự theo dõi các triệu chứng.

Mark Woolhouse, giáo sư dịch tễ học bệnh truyền nhiễm tại Đại học Edinburgh, cho biết các đi bước này là hợp lý để ngăn chặn sự xuất hiện và sự lây lan của virus.

Tại tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, 17 thành phố, bao gồm Vũ Hán đã bị phong tỏa, kiểm soát hơn 50 triệu người bằng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh sâu rộng nhất từng được áp dụng.

Chuyên gia Hồng Kông đưa ra cảnh báo quan trọng này trước khi virus viêm phổi Vũ Hán trở thành đại dịch trên toàn cầu

Số lượng người nhiễm virus corona ngày càng tăng nhanh chóng không chỉ ở Trung Quốc mà còn nhiều ở quốc gia khác. Điều này làm dấy lên nguy cơ bùng phát đại dịch trên toàn thế giới.

TIN MỚI NHẤT