Nguyên nhân và dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc chứng rối loạn lo âu

Nuôi dạy con 25/01/2023 23:08

Không chỉ ở người lớn mà trẻ em cũng gặp phải tình trạng căng thẳng, lo âu quá mức. Điều đó dẫn đến việc trẻ em hay quậy phá và khóc lóc vô cớ đôi khi còn có những hành động thể hiện sự bất mãn.

Lo âu, stress là một vấn đề quá phổ biến ngày nay, không chỉ người lớn mà ngay trẻ em cũng phải đối mặt. Vậy làm thế nào để bảo vệ trẻ khỏi những căng thẳng, stress, lo âu?

Cũng như ở người lớn, trẻ em phản ứng khác nhau đối với stress và lo âu tùy thuộc vào lứa tuổi, tính cách cá nhân và kỹ năng đối phó. Khi nói đến sự lo âu, các học sinh lớp nhỏ có thể không hiểu đầy đủ hoặc không giải thích được những diễn biến cảm xúc của chính mình. Trẻ lớn hơn có thể hiểu những gì xung quanh đang làm phiền chúng, mặc dù chưa chắc rằng trẻ sẽ chia sẻ thông tin đó với cha mẹ hoặc người thân.

Căng thẳng ở trẻ có thể biểu hiện với các hành vi không bình thường và điều quan trọng là cha mẹ phải nhận ra những dấu hiệu của sự căng thẳng và tìm kiếm các nguyên nhân. Bởi một số trẻ có thể bị rối loạn lo âu không kiểm soát được cần có sự can thiệp của y tế.

Nguyên nhân và dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc chứng rối loạn lo âu - Ảnh 1

Cũng như ở người lớn, trẻ em phản ứng khác nhau đối với stress và lo âu tùy thuộc vào lứa tuổi, tính cách cá nhân và kỹ năng đối phó.

Ảnh minh họa: Internet

1. Nguyên nhân

Bằng chứng cho thấy rối loạn lo âu liên quan đến rối loạn chức năng trong các bộ phận của hệ limbic và hồi hải mã điều chỉnh cảm xúc và đáp ứng với sự sợ hãi. Các nghiên cứu di truyền học cho thấy vai trò của các yếu tố di truyền và môi trường. Không có gen cụ thể nào được xác định; nhiều biến thể di truyền có thể có liên quan.

Cha mẹ lo âu có xu hướng có những đứa trẻ lo âu; việc có cha mẹ như vậy có thể làm cho các vấn đề của những đứa trẻ tồi tệ hơn những gì có thể xảy ra. Ngay cả những trẻ bình thường cũng khó có thể bình tĩnh và được tạo ra trong sự hiện diện của một phụ huynh lo âu, và trẻ em bị biến đổi gen có xu hướng lo lắng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Trong khoảng 30% trường hợp, điều trị lo âu của cha mẹ kết hợp với sự lo âu của trẻ là hữu ích.

2. Dấu hiệu stress và rối loạn lo âu ở trẻ em

Trẻ em có thể không nhận ra sự lo lắng của bản thân và thường không biết cách giải thích các vấn đề căng thẳng thực sự hoặc lo âu của chúng. Điều này có thể gây ra một loạt các dấu hiệu rối loạn về thể chất và xuất hiện các hành vi bất thường, và cha mẹ cũng có thể không biết được liệu đây có phải là những triệu chứng của lo âu hay là một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Một số dấu hiệu thường gặp của stress và lo âu ở trẻ, bao gồm: Trẻ thường phàn nàn hay đau bụng hoặc đau đầu; Tăng thèm ăn hoặc ngược lại không thiết ăn; Rối loạn giấc ngủ hoặc gặp ác mộng; Đái dầm; Khó tập trung; Những thay đổi về hành vi, chẳng hạn như tâm trạng, tính khí khó chịu hoặc gắt gỏng; Phát triển một thói quen xấu, chẳng hạn như hay cắn móng tay; Xu hướng tách rời khỏi gia đình hoặc bạn bè; Từ chối đi học; Gặp rắc rối trong sinh hoạt và học tập ở trường.

Nguyên nhân và dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc chứng rối loạn lo âu - Ảnh 2

Các dấu hiệu rối loạn về thể chất và xuất hiện các hành vi bất thường, và cha mẹ cũng có thể không biết được liệu đây có phải là những triệu chứng của lo âu hay là một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Ảnh minh họa: Internet

3. Những phuơng pháp giúp trẻ giải quyết căng thẳng:

 

 

- Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý: có thể làm tăng kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ. Sức khỏe tốt là nền tảng đảm bảo căng thẳng hay stress không thể “tấn công” cơ thể chúng ta. Với trẻ đang trên đà phát triển thể chất, nhận định này lại càng đúng hơn. Bạn cần hạn chế cho bé dùng thực phẩm công nghiệp, nhiều đường hay dầu mỡ; nên chú trọng hấp thu rau củ quả xanh, thực phẩm tự nhiên cũng như áp dụng quy trình ăn uống đúng bữa, khoa học.

- Tăng cường vận động thể chất cho trẻ: Cuộc sống gia đình hiện đại thường có một điểm chung là ít chú trọng đến sự vận động. Chúng ta luôn cần ghi nhớ rằng, quá trình vận động có tác dụng kích thích cơ bắp phát triển, đẩy mạnh tuần hòa, hô hấp cùng sự điều hòa “nhịp sống” cho toàn bộ cơ thể. Tập thể dục, thể thao nhẹ vừa sức còn được chứng minh có thể hỗ trợ trẻ trong nhiều độ tuổi, giảm thiểu stress không ít, nhờ lợi ích “giải phóng” áp lực cũng như mệt mỏi thường nhật.

- Dành thời gian cho trẻ: Khi trẻ cần nói chuyện hoặc đơn giản là chỉ ở trong phòng cùng bạn thì hãy dành thời gian cho trẻ. Ngay cả khi trẻ lớn hơn thì “thời gian chất lượng” này vẫn rất quan trọng. Hãy thể hiện sự quan tâm đến cuộc sống của con bạn, bất kể tuổi tác của chúng, bạn hãy cho trẻ thấy rằng con thật quan trọng đối với bạn.

- Tâm sự với trẻ: Trò chuyện về các tình huống căng thẳng với một người lớn đáng tin cậy có thể giúp trẻ em và thanh thiếu niên nhìn nhận mọi thứ và tìm ra giải pháp cũng là cách giảm stress trong gia đình hiệu quả. Bạn muốn khắc phục những vấn đề của con mình là điều đương nhiên. Nhưng khi cha mẹ lao vào giải quyết mọi rắc rối nhỏ, con cái của họ không có cơ hội học được các kỹ năng đối phó lành mạnh. Do đó, sau khi tâm sự, hãy động viên và cổ vũ để để con bạn cố gắng tự mình giải quyết các vấn đề nằm trong tầm kiểm soát của trẻ. Nhờ vậy, những đứa trẻ sẽ tự tin rằng chúng có thể đối phó với các yếu tố gây căng.

5 mối lo lắng thường trực nhất của ba mẹ trước khi cho con ăn dặm

Trên thực tế, không có độ tuổi hoàn hảo để cho trẻ ăn thức ăn đặc. Theo hướng dẫn chung, bạn nên cho trẻ ăn thức ăn đặc ngay khi trẻ được sáu tháng tuổi. Nhưng điều này phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau.

TIN MỚI NHẤT