Mẹ không nên lạm dụng 3 món canh dinh dưỡng này sẽ gây gánh nặng cho đường tiêu hóa của con, ăn nhiều có thể chậm phát triển

Nuôi dạy con 30/11/2021 08:23

Việc bồi bổ đúng cách cho con sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của con, nhưng nếu quá lạm dụng sẽ dẫn đến phản tác dụng. Đặc biệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của con.

Canh gà, canh thuốc bắc, canh xương đều là những món ăn bổ dưỡng mà nhiều mẹ thường xuyên bổ sung cho con. Tuy nhiên, những món này cũng khá nhiều dầu mỡ cho trẻ ăn quá nhiều sẽ gây khó tiêu, thiếu hụt tỳ vị nên tích tụ thức ăn trong dạ dày. Đồng thời làm loãng axit dịch vị, tạo thêm gánh nặng cho đường tiêu hóa.

Canh gà

Mặc dù thịt gà ngon và giàu đạm nhưng người có chức năng tiêu hóa yếu, đường tiêu hóa kém như trẻ em, người già rất dễ bị tiêu chảy nếu uống nhiều canh gà. Món canh này tạo gánh nặng lớn cho lá lách và dạ dày.

Mẹ không nên lạm dụng 3 món canh dinh dưỡng này sẽ gây gánh nặng cho đường tiêu hóa của con, ăn nhiều có thể chậm phát triển - Ảnh 1
Đối với trẻ mới biết đi, uống quá nhiều canh sẽ làm giảm ăn các thức ăn khác dẫn đến không hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng. Ảnh minh họa: Internet

Đối với trẻ mới biết đi, uống quá nhiều canh sẽ làm giảm ăn các thức ăn khác dẫn đến không hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng khác và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Canh xương

Đây là sai lầm của rất nhiều người khi cho rằng nước hầm xương có nhiều dưỡng chất. Thực tế thì nước hầm xương là sự kết hợp giữa mỡ, purin thịt và nhiều loại gia vị khác nhau. Trẻ ăn nhiều sẽ phát triển chiều ngang thay vì chiều cao.

Mặc dù mẹ có thể cho trẻ uống nước hầm xương nhưng không được dùng quá liều, ăn trực tiếp thịt sẽ tốt hơn.

Canh thảo dược (thuốc bắc)

Nhiều mẹ muốn cho con ăn các loại canh thảo dược để bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, cơ thể trẻ còn non nớt trong khi đó các loại thuốc bắc chứa nồng độ dưỡng chất cao.

Dùng thuốc bắc bồi bổ quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho tỳ, dạ dày, thận. Trẻ ăn nhiều dễ bị tích tụ thức ăn, tỳ vị hư yếu.

Thay vì cho con ăn nhiều những món canh trên, cha mẹ nên thường xuyên đổi thực đơn, cho trẻ ăn xen kẽ nhiều loại món ăn khác nhau nhằm thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của trẻ.

Sữa chua: Cung cấp các loại thực phẩm bổ sung vi khuẩn tự nhiên cho đường ruột giúp trẻ tránh được các bệnh về tiêu hóa, hỗ trợ hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn, kích thích vị giác – sự thèm ăn ở trẻ, giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh.

Thịt bò: Là thực phẩm quan trọng và không thể thiếu cho thực đơn ăn dặm của bé vì nó chứa một hàm lượng chất dinh dưỡng hết sức phong phú, giúp bé phát triển về trí não và thể chất.

Trứng: Trứng là một nguồn đạm dồi dào. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn chứa nhiều chất sắt, vitamin và các khoáng chất khác.

Mẹ không nên lạm dụng 3 món canh dinh dưỡng này sẽ gây gánh nặng cho đường tiêu hóa của con, ăn nhiều có thể chậm phát triển - Ảnh 2
Trứng là một nguồn đạm dồi dào.  Ảnh minh họa: Internet

Cá: Những loại cá biển như cá mòi, cá ngừ và cá hồi… rất giàu vitamin D và chất béo omega 3. Cả hai loại chất dinh dưỡng nãy đều có vai trò ngăn ngừa giảm trí nhớ do tuổi tác. Omega 3 còn giúp trẻ có hệ miễn dịch khỏe hơn.

Rau xanh và trái cây: Các loại rau quả như rau như rau chân vịt, cải xoăn hoặc bông cải xanh cung cấp cho trẻ đầy đủ các axit folic và chất xơ. Các loại rau này nên được cắt nhỏ và hấp chín cho trẻ ăn kèm với các loại cháo ăn dặm. Trái cây cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng thực vật giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh. Ăn trái cây cũng có thể giúp bảo vệ chống lại các bệnh mãn tính như bệnh tim, đột quỵ và một số loại ung thư.

Cháu gái mới 7 tuổi đã bị bệnh gout, hóa ra từ món ăn bổ dưỡng bà nội hay nấu để tẩm bổ

Gout, một căn bệnh chỉ thấy ở người già, nhưng một đứa bé 7 tuổi mắc phải căn bệnh này khiến nhiều người bất ngờ. Nguyên nhân thật sự từ một món ăn bà vẫn nấu tẩm bổ cho cháu.

TIN MỚI NHẤT