Giáo dục theo cách sai lầm này, chẳng khác nào cha mẹ “chặn đứng” tương lai của con mình

Nuôi dạy con 10/03/2022 22:20

Việc cha mẹ thường xuyên “nhắc đi nhắc lại lỗi lầm” không những không giúp trẻ tốt hơn, mà còn khiến các con tự ti, sợ hãi và ức chế.

Trong cuộc sống, thất bại hay sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều bậc cha mẹ vì đặt sự kỳ vọng qúa cao nên thường không thể chấp nhận được sai lầm của con cái. Việc cha mẹ thường xuyên la mắng hay nhắc lại những lỗi lầm của trẻ sẽ khiến các con tự tim, cảm thấy mình thật thất bại và không rút được kinh nghiệm cho bản thân. Cuối cùng, khi sự bực bội tích tụ trong lòng đứa trẻ mỗi ngày, nó sẽ khiến trẻ nảy sinh tâm lý nổi loạn, chống đối lại cha mẹ, hoặc thậm chí là tìm đến cái chết để giải tỏa.

Giáo dục theo cách sai lầm này, chẳng khác nào cha mẹ “chặn đứng” tương lai của con mình - Ảnh 1

Tác hại của việc thường xuyên "nhắc đi nhắc lại lỗi lầm" để dạy dỗ con cái

1. Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần của trẻ

Thực tế cho thấy, những đứa trẻ trở nên xuất sắc thường do cha mẹ biết khen ngợi, động viên đúng cách. Ngược lại, cha mẹ thường xuyên nhắc lại lỗi lầm của con mình cũng giống như việc "dán nhãn". Điều này sẽ dẫn tới việc hình thành những năng lượng tiêu cực bên trong trẻ. Nếu sự việc cứ tiếp diễn như vậy, trẻ sẽ luôn cảm thấy mình làm chuyện gì cũng sai và không có động lực tiếp tục cố gắng.

Những sai lầm trong quá khứ này giống như chiếc gông cùm nặng nề đè nặng lên hơi thở của trẻ. Từ sự chán nản ban đầu, trẻ dần trở nên tự ti và đánh mất bản thân mình.

2. Phá hủy mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái

Sai lầm hay thất bại cũng chính là những kinh nghiệm thực tế cần thiết trong cuộc sống. Sau những vấp ngã, trẻ sẽ có được những bài học quý giá để trưởng thành hơn

Nếu cha mẹ cứ so sánh, nhắc đi nhắc lại những lỗi lầm đã qua, điều đó chỉ càng kích động tâm lý nổi loạn của con cái, khiến chúng có thể gặp thất bại nhiều hơn.

Giáo dục theo cách sai lầm này, chẳng khác nào cha mẹ “chặn đứng” tương lai của con mình - Ảnh 2

Cha mẹ nên làm gì khi con mắc sai lầm?

Tuổi trẻ ai cũng có quyền vấp ngã, có quyền sửa sai, ngã rồi đứng dậy, sẽ có nhiều kinh nghiệm, chín chắn hơn, suy nghĩ kĩ hơn trước khi hành động. Nhưng khi đứng trước những sai lầm của con, không phải bố mẹ nào cũng có cách ứng xử đúng đắn. Vậy, ứng xử như thế nào khi con có lỗi mới phù hợp với sự phát triển của con?

1. Bình tĩnh

Những khi con cái có một lỗi lầm nào đấy, chúng ta vừa lo vừa giận nên sẽ khó có thể giữ được bình tĩnh để kiểm soát hành vi của mình. Nhưng những hành động lúc tức giận sẽ dễ dẫn đến những sai lầm, và gây ra các hậu quả tiêu cực.

Vậy nên, khi con làm sai điều gì đó, cha mẹ hãy kiềm chế bản thân, giữ cho mình bình tĩnh một chút, cho con thời gian để tự suy xét lại vấn đề; cho chính bản thân bạn thời gian để nghĩ xem nên ứng xử với con như thế nào cho hợp lý. Đôi khi, sự đồng cảm, những cuộc nói chuyện nhẹ nhàng lại hiệu quả hơn rất nhiều.

2. Tìm hiểu nguyên nhân 

Bất cứ vấn đề nào, sai lầm nào, kết quả nào xảy ra cũng đều có nguyên nhân; có những nguyên nhân đáng trách thực sự, cũng có những nguyên nhân đáng thương hơn là đáng trách. Chỉ khi cha mẹ biết được nguyên nhân là gì, nguyên nhân nằm ở đâu mới có được cho mình suy nghĩ sáng suốt và đưa ra cách giải quyết phù hợp.

3. Cùng con tìm ra cách giải quyết

Lỗi lầm xảy ra thì cũng xảy ra rồi, thời gian không thể quay trở lại được, cho nên quan trọng là cách ta nhận ra sai lầm và giải quyết nó như thế nào.

Nếu trẻ gây ra lỗi, có lẽ con sẽ có những bối rối và lo lắng nhất định. Lúc này sự đồng hành của bố mẹ sẽ rất tốt đối với con, để con nhìn nhận lại vấn đề, tìm ra con đường đi đúng đắn cho mình; tránh những sai lầm xảy ra liên tiếp.

ẢNH: Internet

Con trai lười học và biện pháp xử lí có "một không hai" của ông bố khiến con hối hận bật khóc nức nở

Cách xử lí tinh tế của ông bố khi con trai vừa lười học vừa lì lợm đã khiến cư dân mạng “tâm phục khẩu phục”

TIN MỚI NHẤT