Cảnh báo: Những tai nạn có thể xảy ra trong giai đoạn trẻ chập chững tập đi

Nuôi dạy con 09/04/2018 12:00

Trong độ tuổi chập chững tập đi, trí trò mò và bản tính hiếu động sẽ kích thích trẻ khám phá thế giới xung quanh. Do đó, rất nhiều tai nạn có nguy cơ xảy ra đe dọa tính mạng trẻ em, cha mẹ cần hết sức chú ý.

Chia sẻ với Phụ nữ sức khỏe, bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm – Thần Kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết với bản tính hiếu động, trẻ ở độ tuổi chập chững tập đi rất dễ gặp tai nạn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến phụ huynh căng thẳng khi nuôi con.

Những tại nạn dễ xảy ra khi trẻ tập đi

Bỏng

Khi bắt đầu tập đi trong nhà, trẻ rất thích khám phá những đồ vật xung quanh. Bé dễ đưa tay với lấy các vật dụng trong bếp, bình thủy nước sôi, đồ dùng pha sữa. Nguy hiểm hơn, trẻ có thể đút tay vào ổ điện. 

Cảnh báo: Những tai nạn có thể xảy ra trong giai đoạn trẻ chập chững tập đi - Ảnh 1
Trẻ có nguy cơ bị bỏng nếu vơ tay phải phải ấm nước nóng - Ảnh minh họa: Internet

Mẹ nên để những đồ vật gây nguy hiểm xa tầm tay trẻ em. Mẹ không nên vừa chế biến thức ăn vừa chăm bé. Nếu bận, mẹ nên cho bé ngồi vào cũi rồi hãy tiếp tục công việc bếp núc.

Nguy cơ uống nhầm thuốc, uống nhầm chất lạ

Cảnh báo: Những tai nạn có thể xảy ra trong giai đoạn trẻ chập chững tập đi - Ảnh 2
Trẻ có thể cho thuốc vào miệng và uống bất kỳ chất lỏng nào khi nhìn thấy - Ảnh minh họa: Internet

Bác sĩ Trương Hữu Khanh thông tin, trẻ không chỉ hiếu động mà còn rất tò mò, hay táy máy. Bé có thể bỏ mọi vật lạ cầm trên tay vào miệng và thích bắt chước người lớn. Đối với một số loại thuốc và những chất lỏng nguy hiểm (rượu, cồn, xăng…) cha mẹ cần bảo quản ở những khu vực riêng biệt, an toàn. 

Ngạt nước

Giai đoạn chập chững tập đi, bé có thể không may ngã vào xô nước. Lúc này trẻ sẽ không tự đứng lên được mặc dù nước trong xô, chậu không nhiều, nguy cơ bị ngạt nước rất dễ xảy ra.

Cảnh báo: Những tai nạn có thể xảy ra trong giai đoạn trẻ chập chững tập đi - Ảnh 3
Tai nạn trong phòng tắm rất dễ xảy ra với các bé đang tập đi - Ảnh minh họa: Internet

Để phòng tránh tai nạn ngạt nước, cha mẹ tuyệt đối không để trẻ một mình trong nhà tắm. Cách tốt nhất nên đóng cửa nhà tắm, đóng nắp bồn cầu nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ.

Té ngã

Hầu hết trẻ em rất thích leo trèo, đặc biệt là các bé trai. Trẻ có thể trèo lên ghế cao làm ghế bật ngửa, đè vào người trẻ. Trẻ có thể đưa tay lên bàn với đồ khiến một số đồ vật rơi trúng người. Nguy hiểm hơn, bếu bé đã biết leo cầu thang, bé có thể nhanh chóng trèo lên hết các bậc nhưng lại không biết leo xuống nên sẽ tự lao xuống đất. Nguy cơ chấn thương đầu xảy ra rất cao.

Cảnh báo: Những tai nạn có thể xảy ra trong giai đoạn trẻ chập chững tập đi - Ảnh 4
Khi đang tập đi, trẻ rất thích được leo trèo ở khu vực cầu thang - Ảnh minh họa: Internet

Cha mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh nguy cơ xảy ra tai nạn này bằng cách: Lựa chọn những chiếc ghế có khối lượng nặng, không làm bé bật ngửa khi leo trèo. Sàn nhà được quét dọn, lau chùi sạch, không  gây trơn trượt.

Cảnh báo: Những tai nạn có thể xảy ra trong giai đoạn trẻ chập chững tập đi - Ảnh 5
Nên đảm bảo an toàn cho bé khi di chuyển tới khu vực lan can - Ảnh minh họa: Internet

Khi trẻ di chuyển đến vùng lan can cần đảm bảo an toàn và luôn chắc chắn trẻ trong tầm mắt cha mẹ. Nếu thấy bé leo cầu thang, cha mẹ nên chờ bé leo hết bậc rồi giúp bé leo xuống, tuyệt đối không bỏ mặc trẻ.

Rất nhiều tai nạn không thể lường trước xảy ra đối với trẻ trong giai đoạn tập đi. Những đồ vật tưởng chừng vô hại cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu nằm trong tầm với trẻ em. Vì vậy, cha mẹ cần hết sức chú ý trông chừng con ngay khi con tập đi những bước đầu tiên.

Viêm tai giữa ở trẻ em: Triệu chứng và cách điều trị

Chia sẻ với Phụ nữ sức khỏe, Bác sĩ Ngô Thạnh Phát cho biết dấu hiệu đầu tiên khi trẻ bị viêm tai giữa là các hội chứng viêm hô hấp như: Sổ mũi, chảy mũi, đau họng... Trẻ bị viêm tai giữa cần được điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến thính lực, não bộ và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

TIN MỚI NHẤT