Tiểu đường khi mang thai: Chớ coi thường!

Mẹ bầu 16/11/2018 13:00

Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng lớn tới cả mẹ và bé, gây ra nhiều biến chứng nếu không được chăm sóc y tế kịp thời.

Bệnh tiểu đường do thai nghén là gì?

Hiện có ba loại tiểu đường: tiểu đường tuýp 1, tuýp 2, và tiểu đường do thai nghén. Bệnh tiểu đường do thai nghén là bệnh tiểu đường được phát hiện trong thời gian mang thai. Cũng có thể bệnh này có mầm mống trước khi mang thai và phát triển cùng quá trình phát triển của thai nhi.

Trong suốt thời gian mang thai, người phụ nữ trải qua những thay đổi lớn về hooc- môn. Những hooc-môn mà nhau thai tiết ra có lợi cho sự phát triển của bào thai nhưng lại làm rối loạn khả năng cơ thể sử dụng insuline (loại hooc-môn điều tiết lượng đường trong máu). Nhau thai càng lớn, sự sản xuất hooc-môn càng tăng, kéo theo khả năng cơ thể sử dụng insuline càng giảm. Lúc này, lượng đường trong máu của người mẹ tăng cao, dẫn đến nhu cầu insuline cũng tăng gấp 2-3 lần. Nếu cơ thể người mẹ không sản xuất đủ insuline cần thiết, thì trong máu sẽ tồn tại lượng glucôzơ thừa, điều đó làm cho lượng đường trong máu tăng và dẫn đến bệnh tiểu đường, mà y học gọi loại này là tiểu đường do thai nghén. Bệnh tiểu đường này xuất hiện ở 5% số thai phụ, phần lớn trong thời gian 3 tháng cuối của thời kì mang thai và biến mất ở 90% phụ nữ sau khi sinh nở.

Những nguy cơ gặp phải

Tiểu đường do thai nghén sẽ biến mất ở đa số phụ nữ sau khi sinh nhưng trong quá trình mang thai không quan tâm đúng mức đến bệnh này thì có thể dẫn đến nguy cơ tiểu đường do thai nghén sẽ tiếp tục chuyển thành tiểu đường tuyp 2.

Tiểu đường khi mang thai: Chớ coi thường! - Ảnh 1

Tiểu đường thai nghén là căn bệnh khá phổ biến trong thai kỳ. (ảnh minh họa)

Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng lớn tới cả mẹ và bé, gây ra nhiều biến chứng nếu không được chăm sóc y tế kịp thời, đúng mức như sảy thai, đẻ non hoặc phải mổ đẻ, nặng hơn là gây ra dị tật bẩm sinh ở trẻ. Phổ biến hơn nhất là trọng lượng trẻ được sinh ra cao hơn bình thường, em bé cũng có nguy cơ tử vong trước hoặc sau sinh. Ở người mẹ xuất hiện biến chứng như chứng tiền động kinh của phụ nữ sắp sinh, thận mãn tính…

Chuẩn đoán bệnh tiểu đường do thai nghén như thế nào?

Có những triệu chứng như: khát nước, mệt mỏi bất thường, muốn đi tiểu thường xuyên, cân nặng không ổn định… Nhưng không phải lúc nào những triệu chứng này cũng đặc trưng cho bệnh tiểu đường. Tốt nhất là người mẹ nên đi làm xét nghiệm máu khi thai nhi được từ 24-28 tuần tuổi.

Những lời khuyên cần thiết

Nếu người phụ nữ đang mắc bệnh tiểu đường mà muốn có con thì trước hết, phải gặp bác sỹ chuyên khoa để có những hướng dẫn cụ thể, giúp cho quá trình mang thai gặp thuận lợi cho cả mẹ và con.

Người mẹ mắc tiểu đường cần phải thực hiện chế độ ăn uống cân đối hài hòa, có đầy đủ bốn nhóm sữa, hoa quả và rau, thịt, ngũ cốc. Tuyệt đối không được ăn để giảm cân. Nên ưu tiên cho những thức ăn giàu vitamine, khoáng chất, chất xơ, và kiểm soát lượng glucide chứa trong bữa ăn ( gồm cả bữa chính và bữa phụ).

Hoa quả rất tốt cho người bị tiểu đường và không phải kiêng bất kì loại nào, nhưng mỗi ngày nên ăn một lượng vừa phải. Bởi vì trong hoa quả cũng chứa nhiều glucide.

Vừa sinh mổ được 3 tháng đã mang thai 8 tuần như Hải Băng, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với những rủi ro gì?

Cách đây ít giờ, nữ ca sĩ, diễn viên Hải Băng đã bất ngờ chia sẻ trên trang cá nhân cô tiếp tục mang thai lần 3 được 8 tuần, dù trước đó Hải Băng mới sinh mổ bé thứ 2 được hơn 3 tháng.

TIN MỚI NHẤT