3 tư thế ngủ bé nào cũng thích nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe, mẹ nên sửa cho con càng sớm càng tốt

Mẹ bầu 27/08/2023 13:59

Không chỉ thời gian mà có 1 số tư thế ngủ của trẻ cũng ảnh hưởng không tốt đối với quá trình phát triển của trẻ nhỏ.

Hầu hết các bậc cha mẹ đều cảm thấy rằng chỉ cần bé thích và ngủ ngon vào ban đêm thì không cần phải can thiệp quá nhiều. Mặc dù bé có thể ngủ ngon hơn theo cách bé cảm thấy thoải mái nhưng một số tư thế lại tiềm ẩn những nguy cơ rất lớn đối với sức khỏe. 

Các bậc cha mẹ luôn cảm thấy thích thú khi ngắm nhìn con ngủ. Trẻ nhỏ có muôn kiểu tư thế ngủ khiến cha mẹ vừa cảm thấy hài hước lại đáng yêu. Nhưng nếu bé thường xuyên ngủ theo tư thế dưới đây thì cha mẹ nên chỉnh cho con nhé.

1. Tư thế ngủ vặn vẹo

Một số trẻ em dường như đang chơi trò nhào lộn vào ban đêm. Nhìn mặt thì cảm giác như trẻ đang ngủ nằm ngửa, nhưng bên trong chăn, phần thân của trẻ lại nằm nghiêng. Đối với một số trẻ, phần mặt nằm nghiêng và phần thân dưới nằm ngửa khi ngủ. Nếu không thay đổi những tư thế ngủ "méo mó" này, cơ thắt lưng không tốt sẽ dễ làm cột sống bị tổn thương, cột sống cong và bị chấn thương cũng khiến chiều cao của trẻ giảm.

3 tư thế ngủ bé nào cũng thích nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe, mẹ nên sửa cho con càng sớm càng tốt - Ảnh 1

Bé nằm kiểu này cũng rất dễ đạp chăn trong quá trình ngủ, mẹ nên dùng túi ngủ phù hợp với bé, có thiết kế khóa kéo để bé không đạp chăn và dễ cảm lạnh. Nên chọn loại thiết kế co giãn ba chiều, không chỉ đủ chỗ cho bé vận động cơ chân mà còn hạn chế bé hoạt động quá sức, ảnh hưởng đến sự phát triển của xương chân.

2. Nằm sấp khi ngủ

Nằm sấp khi ngủ trẻ có thể bị hụt hơi, đè ép tim, chảy nước dãi dẫn đến trẻ ngủ không ngon giấc và dễ thức giấc vào giữa đêm, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc tiết hormone tăng trưởng của trẻ. Ngoài ra, nằm sấp khi ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa và gây ra các vấn đề về chức năng tiêu hóa của trẻ, sau này khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ kém đi, điều này cũng gây ra tình trạng chậm lớn.

3 tư thế ngủ bé nào cũng thích nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe, mẹ nên sửa cho con càng sớm càng tốt - Ảnh 2

Ngoài ra, việc thường xuyên nằm sấp cả đêm khi ngủ khiến cột sống của trẻ không thể nằm trên một đường thẳng. Việc này có thể khiến trẻ thức dậy với cảm giác đau nhức khắp cơ thể, phần cổ và cột sống cũng phải chịu áp lực lớn, cổ sẽ bị cong suốt đêm.

3. Ngủ cuộn tròn người

Tư thế ngủ này phổ biến nhất vào mùa đông, đầu và chân của bé rất gần nhau, cơ thể giống như một quả bóng. Tư thế này tạo cảm giác ấm áp và an toàn cho bé. Tuy nhiên, nếu ngủ lâu như vậy, khoang ngực sẽ bị chèn ép có thể khiến phổi kém phát triển, khi ngủ trẻ sẽ khó thở, vã mồ hôi, trong thời gian ngắn có thể bị ngạt thở, hậu quả rất lớn.

3 tư thế ngủ bé nào cũng thích nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe, mẹ nên sửa cho con càng sớm càng tốt - Ảnh 3

5 cách cực kỳ hữu ích giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm

1. Chuẩn bị môi trường ngủ phù hợp cho giấc ngủ đêm

- Đầu tiên để bé ngủ ngon, sâu giấc mẹ cần chuẩn bị cho con 1 bộ đồ ngủ vừa vặn, chất liệu vải mềm, thoáng mát. Nếu bé sử dụng quấn hoặc nhộng, mẹ chỉ cần mặc 1 bộ đồ mỏng cho con là đủ. 

- Bước thứ 2, đó là mẹ cần điều chỉnh tiếng ồn, ánh sáng và nhiệt độ phù hợp. Trẻ ngủ ngon và cảm thấy thoải mái nhất khi nhiệt độ phòng rơi vào khoảng 18-25 độ. 

- Ban đêm mẹ vẫn cần cho bé ăn và thay bỉm. Tuy nhiên mẹ nên làm nhanh tay, hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm của con. Mẹ không nên bật điện sáng trưng mà chỉ cần bật đèn ngủ và làm mọi việc trong yên lặng.

2. Điều chỉnh lịch sinh hoạt nhằm giúp bé ăn no và ngủ đủ vào ban ngày

- Từ tháng thứ 2, để bé có thể ngủ ngon cả đêm, mẹ hãy cho bé ăn đủ vào ban ngày. Điều đó giúp con tích trữ được đầy đủ năng lượng cho giấc đêm dài. 

- Nhiều người hay cho rằng để bé ngủ ngon ban đêm cần giữ cho con thức cả ngày. Quan niệm đó hoàn toàn sai lầm. Khi con quá mệt, quá buồn ngủ bé thường cáu gắt, la khóc... 

- Bé cần có lịch trình ăn chơi ngủ phù hợp. Khi đó con tiêu hao năng lượng, ăn uống khoa học và sẽ ngủ khoa học hơn. 

3. Đọc vị nhu cầu của trẻ

- Mẹ hãy học cách nhận biết tín hiệu buồn ngủ của con và đáp ứng để bé dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Nhiều khi bé quấy khóc và khó ngủ là do mẹ chưa đọc vị được đúng nhu cầu của bé. 

- Khi con được khoảng 8 tuần tuổi, cân nặng trên 5,5kg, bé có khả năng ngủ xuyên đêm mà không cần thức dậy nạp năng lượng. 

4. Thiết lập trình tự ngủ nhất quán

- Trước khi ngủ, mẹ cần để tâm trí của con tĩnh, hạn chế bị kích động. Khi bé quá phấn khích, con khó có thể đi vào giấc ngủ dễ dàng. Mẹ nên thiết lập 1 trình tự nhất quán trước khi cho bé ngủ để con đoán được rằng mình sắp đến giờ đi ngủ. 

- Mẹ nên chọn 1 số hoạt động cố định và làm cho bé trước khi đi ngủ. Ví dụ như tắm cho con, massage cho bé, đọc sách và trò chuyện với bé... 

5. Hướng dẫn con tự ngủ càng sớm càng tốt

- Giai đoạn 3 - 4 tháng đầu đời chính là thời điểm thuận lợi để giúp trẻ hình thành nếp ngủ ngoan, khi trẻ có thể tự ngủ mà không cần sự giúp đỡ quá nhiều của mẹ như bế ru, cho ngậm ti...

- Có 3 phương pháp mẹ có thể áp dụng với trẻ 3-4 tháng tuổi để tạo môi trường rèn luyện thói quen ngủ độc lập của trẻ: Làm rõ sự khác biệt giữa ngày và đêm; Đặt trẻ xuống giường khi trẻ buồn ngủ nhưng vẫn còn thức; Bắt đầu chu trình ăn, chơi, ngủ.

Khi chưa chuẩn bị sẵn sàng 6 điều này, mẹ nên tạm hoãn chuyện sinh bé thứ 2

Quyết định có thêm thành viên mới, các mẹ nên quan tâm đến vấn đề sức khỏe và tinh thần hơn để đảm bảo an toàn cho mình và thai nhi.

TIN MỚI NHẤT