Quất hồng bì chua chua ngọt ngọt nhưng mang nhiều lợi ích tốt cho sức khoẻ mà có thể bạn chưa biết

Chọn thực phẩm 21/06/2023 15:58

Quất hồng bì, nhiều người rất ưa thích loại quả này bởi vị ngọt, chua, cay rất ngon miệng. Trong y học cổ truyền, các bộ phận của cây quất hồng bì đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.

Quất hồng bì là một loại trái cây được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Với vị ngọt đặc trưng và màu sắc đỏ tươi bắt mắt, quất hồng bì đã trở thành một trong những loại trái cây được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong ẩm thực cũng như trong y học truyền thống. Trong bài báo này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những đặc tính và công dụng của quất hồng bì, cùng nhau khám phá vẻ đẹp và giá trị của loại trái cây này.

Quất hồng bì chua chua ngọt ngọt nhưng mang nhiều lợi ích tốt cho sức khoẻ mà có thể bạn chưa biết - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

1. Chữa ho và tiêu đờm: Chuẩn bị: 4 – 5 quả quất bì dạng tươi cùng với 1 ít đường phèn. Hấp quất bì với đường phèn cho đến khi quả chín mềm. Chia làm 3 bữa ăn trong ngày. Từ từ tình trạng ho sẽ giảm tần suất xuất hiện. Đồng thời bài thuốc còn hỗ trợ làm loãng đờm trong họng giúp khạc nhổ ra ngoài dễ dàng hơn.

2. Giải cảm, hạ sốt: Dùng lá hồng bì tươi 30g. Sau khi hái thì rửa sạch, đem phơi khô. Sắc uống cho đến khi ra mồ hôi là được.

3. Giảm đau do viêm họng: Ngậm quả hồng bì cùng vài hạt muối (khoảng 2 quả), 3 – 4 lần mỗi ngày sẽ giúp làm giảm đau cổ họng cảm thấy dễ chịu hơn do viêm sưng.

4. Hỗ trợ hệ tiêu hóa, ăn ngon miệng hơn: Rễ hồng bì 30g, rễ Sử quân 20g, quả khế 20g. Dùng 3 dược liệu sao đến khi vàng, sau đó sắc uống. Nên uống nhiều lần mỗi ngày, trong nhiều ngày liên tiếp.

5. Điều trị đau dạ dày: Hạt của quả Hồng bì đem phơi hoặc sấy khô. Sau đó, đem sao cho thơm trên lửa nhỏ rồi tán mịn cho dễ dùng. Mỗi lần sử dụng khoảng 10 g bột này pha với nước uống trực tiếp. Mỗi ngày nên dùng 2-3 lần là tốt nhất.

Quất hồng bì chua chua ngọt ngọt nhưng mang nhiều lợi ích tốt cho sức khoẻ mà có thể bạn chưa biết - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

6. Phòng ngừa cảm cúm: Lá hồng bì khô 6 – 10g (hoặc 20-30g tươi). Dùng liên tục trong 3 – 5 ngày, dưới dạng thuốc sắc uống.

Hoặc có thể dùng lá hồng bì 30g, lá Nhãn 30g, dã Cúc hoa 15 g. Đem dược liệu sắc thành nước để uống, 3 lần/ tuần. Theo “Hoàng bì long nhãn diệp thang”.

7. Chữa bí tiểu tiện: Lá hồng bì sắc uống

8. Chữa nhức mỏi xương khớp, đau bụng kinh: Lá hồng bì 30g, rễ gấc 30g, rễ dừa 30g, hạt gấc 5 hạt. Sắc uống ngày 1 thang. chia 3 phần, uống trong ngày.

9. Chữa nấc: Chuẩn bị 15 – 20g quả hồng bì đã chín cây. Dầm nhuyễn quả hồng bì với một thìa cà phê đường (hoặc mật ong). Hấp cách thủy hồng bì với đường. Khi đã hấp chín, dầm quả hồng bì với nước, uống nước thuốc để chữa nấc.

Quất hồng bì chua chua ngọt ngọt nhưng mang nhiều lợi ích tốt cho sức khoẻ mà có thể bạn chưa biết - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

10. Trừ giun: Quả hồng bì tươi, nhai và nuốt vỏ. Hoặc dùng bài: Quả hồng bì khô 30g (tươi 60g) sắc nước uống vào lúc đói.

11. Cầm nôn: Quả quất hồng bì tươi nhai cả vỏ, nuốt nước dần dần.

12. Kích thích tiêu hóa: Rễ cây quất hồng bì 30g, rễ sử quân 20g, quả khế chua 20g. Các vị sao vàng, sắc đặc, chia uống nhiều lần trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày.

13. Trị gàu và làm đẹp tóc: Chuẩn bị 1 nắm lá hồng bì nấu với 1 lít nước cho sôi rồi pha ấm và dùng gội đầu. Thường xuyên gội đầu bằng cách này không chỉ giúp sạch gàu mà còn giúp tóc mượt, đẹp.

3 nên ăn và 2 cần uống vào buổi sáng để lá gan luôn khỏe mạnh, trẻ khỏe dài lâu

Những thực phẩm nên ăn vào buổi sáng 'quý hơn vàng' vừa dưỡng sức khoẻ vừa giúp thải độc gan.

TIN MỚI NHẤT